Giao dịch bằng hợp đồng giả cách (hay còn gọi là "simulated contract transactions" trong tiếng Anh) là một thuật ngữ trong lĩnh vực tài chính. Đây là một phương pháp mô phỏng các giao dịch mà không có sự thay đổi thực sự của tài sản. Trong giao dịch này, các bên tham gia đồng ý mô phỏng việc mua bán tài sản với giá và thời điểm cụ thể, nhưng thực tế không có sự chuyển đổi tài sản thật sự.
Việc sử dụng các hợp đồng giả cách cũng có thể gây ra các tranh cãi về tính minh bạch và công bằng của việc đánh giá hiệu suất. Một số người cho rằng nó có thể dẫn đến việc nghiệp vụ không minh bạch và làm suy giảm tính trung thực trong thị trường tài chính. Điều này cũng có thể gây ra rủi ro hệ thống nếu không được quản lý cẩn thận.
I. Hợp đồng giả cách là gì?
Hợp đồng giả cách là một loại hợp đồng giao dịch dân sự được ký kết với các điều khoản giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác. Trong hợp đồng giả cách, nội dung và mục đích, số tiền chuyển nhượng không được thể hiện theo giao dịch thực tế mà lại bị cố tình che giấu bởi một con số ảo, cách thức ảo.
Hợp đồng giả cách vô hiệu về mặt pháp lý
Đây là một loại biến tướng của hợp đồng mua bán tài sản và không có giá trị pháp lý, do vậy, khi xảy ra tranh chấp, quyền lợi đôi bên không đảm bảo và phải nhờ đến pháp luật giải quyết.
Hợp đồng giả cách thường được sử dụng trong chuyển nhượng bất động sản nhằm mục đích trốn thuế hoặc hoạt động tín dụng đen để che giấu mức lãi suất cao quá mức pháp luật quy định.
II. Ví dụ về hợp đồng giả cách
Ví dụ sau sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về loại hợp đồng giả này:
1. Làm giả hợp đồng trong mua bán, chuyển nhượng bất động sản
Theo quy định của pháp luật, trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bên bán phải nộp thuế thu nhập cá nhân bằng 2% giá trị chuyển nhượng ghi trong Hợp đồng.
Để trốn thuế hoặc giảm số tiền đóng thuế, các bên làm hai Hợp đồng chuyển nhượng, trong đó một Hợp đồng ghi giá trị thật của giao dịch và hợp đồng còn lại thì ghi giá trị nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị thật. Hợp đồng giả sẽ được công chứng và làm thủ tục sang tên, kê khai và nộp thuế.
2. Tạo hợp đồng giả trong vay mượn tài sản
Trong quan hệ vay mượn tài sản, để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ, bên cho vay yêu cầu bên vay phải sang tên tài sản (cổ phần, bất động sản…) của mình cho bên cho vay. Nếu đến thời hạn trả nợ, bên vay không trả được nợ thì phía cho vay sẽ có quyền định đoạt đối với tài sản đó.
Hợp đồng giả cách không thể hiện ý chí thực của các bên
Trong giao dịch này, hợp đồng vay tài sản là quan hệ dân sự có thật và hợp đồng được pháp luật bảo vệ, còn việc chuyển nhượng, sang tên bất động sản, cổ phần là giả tạo nhằm che giấu cho giao dịch vay mượn, không phải là ý chí mua bán, chuyển nhượng thực, do đó nó vô hiệu.
3. Hợp đồng giả cách Tân Hiệp Phát nhằm mục đích trốn thuế
Vụ án Tân Hiệp Phát làm hợp đồng giả cách để trốn thuế là một ví dụ vô cùng nổi bật. Vào tháng 4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố ông Trần Quý Thanh, Bà Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát để điều tra về tội trốn thuế.
Những cá nhân này đã làm hợp đồng giả cách, sử dụng "hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất" có công chứng nhưng không đúng số tiền chuyển nhượng thực tế nhằm mục đích trốn thuế, gây thất thu ngân sách hơn 5,48 tỷ đồng.
III. Hợp đồng giả cách có hiệu lực không?
Hiện nay, Pháp luật Việt Nam không có khái niệm cũng như quy định về “hợp đồng giả cách”. Về bản chất, hợp đồng giả cách vẫn thể hiện một giao dịch dân sự nhưng giao dịch này là giả mạo, bởi vậy nó sẽ vô hiệu trước pháp luật.
Theo Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015: Khi các bên xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả bị vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch thật cũng vô hiệu theo quy định của Luật; trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
IV. Các loại hợp đồng giả cách tinh vi
Thời gian qua đã có không ít cá nhân, tổ chức hoạt động cho vay lợi dụng tình trạng cần tiền gấp của người vay và kẽ hở của pháp luật để hoạt động cho vay lãi cao nhưng lại hợp thức hóa tài sản của người vay bằng việc lập hợp đồng giả cách như hợp đồng chuyển nhượng tài sản có chứng thực để che giấu giao dịch cho vay.
Đối với hoạt động kinh doanh và chuyển nhượng bất động sản, thuế thu nhập cá nhân là 2% giá trị chuyển nhượng trên hợp đồng. Để giảm tiền thuế phải đóng, các bên thường thỏa thuận ký kết 2 loại hợp đồng, trong đó hợp đồng để kê khai nộp thuế sẽ có giá trị chuyển nhượng thấp hơn, do đó cả bên mua và bên bán đều được hưởng lợi.
Một trường hợp khác, các bên sẽ làm hợp đồng cho, tặng tài sản để tránh phải đóng thuế, nhưng bản chất vẫn là giao dịch mua, bán tài sản.
Hợp đồng giả cách được lập nhằm mục đích trốn thuế
Đối với trường hợp cầm cố tài sản để đầu tư kinh doanh, các đối tượng thường đưa ra các dự án ma hấp dẫn nhằm lôi kéo nhà đầu tư đổ tiền vào. Thay vì ký hợp đồng đầu tư thì nhà đầu tư lại được khuyến khích đầu tư bằng cách cầm cố tài sản qua các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng…
Việc ký kết hợp đồng giả cách này gây thiệt hại lớn cho các bên tham gia giao dịch do loại hợp đồng giả này sẽ bị vô hiệu hoặc có thể bị xử phạt hành chính rất nặng, thậm chí bị xử lý hình sự.
V. Những rủi ro, hệ lụy khi giao dịch bằng hợp đồng giả cách
Hợp đồng giả cách được ký kết vì nhiều lý do, có thể từ một bên hoặc cả hai cùng cố ý thỏa thuận để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, phí hoặc nhằm đạt được các mục đích kinh tế khác lớn hơn..
Hệ lụy, hậu quả mà một bên hoặc cả hai bên tham gia ký kết hợp đồng giả cách sẽ phải chịu như:
Vi phạm pháp luật: Tạo hợp đồng giả, kê khai giá ảo là hành vi phạm pháp, cả hai bên sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự về tội trốn thuế, tùy theo mức độ vi phạm.
Gánh chịu thiệt hại: Nếu người bán đã chuyển nhượng tài sản nhưng bên mua chưa chuyển tiền hoặc bên mua đã chuyển tiền nhưng bên bán chưa chuyển nhượng, bàn giao tài sản thì bên bên còn lại sẽ phải chịu thiệt hại và phát sinh thêm chi phí kiện tụng để đòi lại tài sản, tốn thời gian, công sức, tiền của.
Hậu quả làm giả hợp đồng sẽ cao hơn lợi ích đạt được
Đối với trường hợp cho vay lãi cao, tín dụng đen, các bên lập hợp đồng sang nhượng tài sản nhưng mục đích thực sự là quan hệ vay vốn. Việc lập hợp đồng giả cách này gây thiệt hại nặng nề cho người vay bởi mức lãi suất cao, nhiều loại phí phạt sẽ dẫn đến bên vay không thể trả hết nợ và sẽ mất tài sản.
Vấn đề là bên cho vay tiến hành thủ tục mua bán, chuyển nhượng đúng pháp luật nhưng bên đi vay nhiều khi không có chứng cứ gì chứng minh chuyện mua bán, chuyển nhượng là giả chỉ nhằm mục đích đảm bảo cho khoản vay.
Hậu quả pháp lý của hành vi lập hợp đồng giả cách là các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, trả lại cho nhau những gì đã nhận. Tuy nhiên, các bên sẽ phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để đòi lại quyền lợi của mình.
VI. Bản án dành cho người ký kết hợp đồng giả cách
Khi cơ quan chức năng có căn cứ để xác định việc lập hợp đồng giả cách thì theo quy định của Bộ luật Dân sự, tòa án sẽ tuyên hợp đồng này vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu.
Tùy theo mức độ vi phạm, số tiền trốn thuế mà cơ quan chức năng sẽ tiến hành truy thu, xử phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự theo quy định tại điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Các mức án dành cho hành vi lập hợp đồng giả cách
Mức án cụ thể như sau:
- Trốn thuế từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng: Phạt tiền từ 100 triệu đồng – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
- Trốn thuế từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng: Phạt tiền từ 500 triệu động – 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.
- Trốn thuế từ 1 tỷ đồng trở lên: Phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Có thể thấy, giao dịch bằng hợp đồng giả cách có lợi ít nhưng hậu quả để lại thì vô cùng lớn, cả về tài chính và pháp lý. Những thông tin TOPI cung cấp hy vọng có thể phần nào giúp các bạn hiểu rõ về các laoij hợp đồng giả cách và tránh xa việc ký kết hợp đồng giả mạo để không phải đối mặt với những rủi ro phạm pháp.