Facebook Topi

31/10/2024

Giảm phát là gì? Nguyên nhân và tác động của giảm phát

Giảm phát xảy ra khi giá tiêu dùng, tài sản giảm theo thời gian và sức mua đồng tiền tăng lên. Trong thời kỳ giảm phát, người dân chi ít, tiết kiệm nhiều.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Giảm phát là tình trạng ngược với lạm phát, khi giá cả hàng hoá dịch vụ giảm đều. Nghe thì có vẻ như thế là lợi ích nhưng tác động thực tế của giảm phát còn ghê gớm hơn thế. Hãy cùng TOPI tìm hiểu ngay nhé!

I. Giảm phát là gì?

Giảm phát (Deflation) là tình trạng suy giảm mức giá chung của các hàng hoá, dịch vụ, thường liên quan đến sự giảm cung tiền và tín dụng. Thị trường chứng khoán sẽ đối mặt với sự biến động cao, các nhà đầu tư có xu hướng thận trọng trong đầu tư, thiên về đầu tư ngắn hạn hoặc đầu tư hữu hình như đầu tư quỹ tương hỗ, cho vay ngang hàng, trái phiếu kho bạc… Giảm phát sẽ là dấu hiệu của một cuộc suy thoái kinh tế sắp diễn ra.

Hiểu một cách đơn giản là khi giảm phát xảy ra, người dân có thể mua được hàng hoá với mức rẻ hơn rất nhiều so với trước đây. Cùng với một khoản tiền, bạn có thể mua được nhiều thứ hơn, đồng tiền trở nên có giá trị. Việc này đối với người dân là tốt, thế nhưng đối với nền kinh tế trong lâu dài thì là cả một vấn đề lớn.

Giảm phát là gì?

Tìm hiểu về giảm phát và bản chất của giảm phát

Giảm phát xảy ra đồng nghĩa với việc lạm phát xuống dưới mức 0%. Khi các nhà cung cấp tín dụng phát hiện giá giảm, họ sẽ giảm lượng tín dụng mà họ cung cấp xuống, điều này tạo ra một cuộc khủng hoảng tín dụng, người tiêu dùng không thể tiếp cận được khoản vay để mua các mặt hàng có giá trị lớn, dẫn đến tình trạng hàng hoá tồn kho nhiều, gây ra giảm phát hơn nữa.

Giảm phát thường xảy ra vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế hoặc suy thoái kinh tế, khi sản lượng kinh tế chậm lại, nhu cầu đầu tư và tiêu dùng cạn kiệt, dẫn đến sụt giảm tổng thể về giá tài sản khi các nhà sản xuất buộc phải thanh lý hết hàng tồn kho do mọi người không còn muốn mua nữa.

Người dân và doanh nghiệp đều dự trữ tiền mặt để chống lại tổn thất tài chính nhiều thêm. Tiền không vào dòng lưu thông thì tổng cầu sẽ càng giảm, người tiêu dùng có ít động lực để tiêu tiền, họ giữ tiền với hi vọng tiền của họ sẽ còn giá trị hơn trong tương lai.

Giảm phát được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI, khi CPI của một thời kỳ thấp hơn so với thời kỳ trước đó thì có nghĩa là nền kinh tế đang trải qua giảm phát.

II. Nguyên nhân của giảm phát

Có 4 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng giảm phát đó là:

1. Tổng cầu của quốc gia suy giảm

Sự suy giảm tổng cầu là nguyên nhân đầu tiên khiến giảm phát xảy ra. Lúc này trên thị trường, nguồn cung sẽ lớn hơn nguồn cầu, dẫn đến dư thừa hàng hoá quá nhiều, kéo theo giá trị của chúng cũng sụt giảm theo. Tình trạng này kéo dài sẽ sinh ra giảm phát.

Tổng cầu giảm có thể là do chính sách tiền tệ áp đặt vào nền kinh tế hoặc sự suy giảm niềm tin của người tiêu dùng. Khi lãi suất ngân hàng gia tăng, mọi người có xu hướng tiết kiệm tiền thay vì chi tiêu, chính điều này khiến cho nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ ít đi. Hay trong những sự kiện kinh tế bất lợi, nếu mọi người quá lo lắng về nền kinh tế có thể xuống dốc không phanh, họ cũng sẽ thắt chặt chi tiêu để tiết kiệm, dẫn đến nhu cầu tổng thể giảm theo.

Tổng cầu của quốc gia suy giảm

Khi nhu cầu giảm sẽ có giảm phát xuất hiện

Tổng cung tăng cũng có thể là nguyên nhân làm xuất hiện giảm phát. Trong bối cảnh này, lượng hàng hoá quá nhiều, đáp ứng thừa nhu cầu tiêu thụ, khiến giá hàng hoá giảm xuống. Tuy vậy với trường hợp này, quy mô phải lớn lắm mới đủ để giảm phát xảy ra. Hiện tượng cung > cầu nếu có cũng chỉ xảy ra với một vài ngành hay lĩnh vực cụ thể mà thôi.

2. Năng suất lao động quá cao

Khi sản lượng của nền kinh tế tăng nhanh hơn cả lượng luân chuyển chung tiền và tín dụng thì giá cả tự nhiên cũng sẽ giảm xuống. Ngày nay, cùng với việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến và hiện đại, nhiều doanh nghiệp đã vượt chi tiêu về năng suất lao động. Khi tiết kiệm được hao phí lao động cá biệt tức là chi phí sản xuất giảm xuống thì giá thành của sản phẩm cũng được giảm theo. Người tiêu dùng có thể mua được những mặt hàng này với giá thấp hơn.

Nhưng, có một vấn đề là, doanh nghiệp nào cũng sẽ đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, cho nên, họ chỉ giảm giá sản phẩm đến một mức nhất định để có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường mà thôi. Cho nên, nguyên nhân này sẽ khó xảy ra, trừ phi đó là tình trạng chung của toàn bộ các nhà sản xuất.

Năng suất lao động quá cao

Năng suất tạo ra sản phẩm tốt, khiến lượng cung tăng

3. Cấu trúc thị trường vốn bị thay đổi

Việc thay đổi cấu trúc vốn của thị trường để các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để có thể cắt giảm chi phí, tối ưu hoá sản xuất. Các chính sách hỗ trợ khoản vay với lãi suất thấp sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư với chi phí thấp.

Hoạt động đa dạng của doanh nghiệp sẽ khiến nguồn cung hàng hoá gia tăng, cùng một loại mặt hàng nhưng có nhiều đơn vị cung cấp, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn. Để có thể thu hút khách hàng, doanh nghiệp sẽ giảm giá hàng hoá để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Mà khi giá cả sụt giảm xuống một mức đáng kể thì giảm phát sẽ xảy ra.

4. Cung tiền giảm

Khi suy thoái kinh tế xảy ra, Chính phủ sẽ chỉ đạo các NHTW giảm cung tiền nhằm thắt chặt chi tiêu. Một số những biện pháp sẽ được áp dụng như bán trái phiếu Chính phủ, thay đổi chính sách tiền tệ… điều này làm nguồn cung tiền giảm, khiến giá trị của đồng tiền tăng cao hơn. Khi sức mua của đồng tiền tăng lên thì chính là lúc người dân có thể mua được hàng hoá nhiều hơn trước dù cùng một số tiền bằng nhau. Việc giá cả hàng hoá sụt giảm quá nhiều sẽ gây ra tình trạng giảm phát. 

III. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của giảm phát

Cũng giống như lạm phát, giảm phát không xấu hẳn nhưng cũng không phải là tốt.

Về mặt tích cực, đầu tiên là người tiêu dùng, họ có cơ hội được mua hàng hoá dịch vụ với chi phí ưu đãi hơn, thoả mãn các thói quen chi tiêu.

Với những người là chủ sở hữu nhiều tài sản hoặc cho vay nhiều thì giá trị tài sản của họ sẽ tăng cao.

Tiếp theo, cần phải nhắc đến nguyên nhân khiến giảm phát xảy ra, đó là do năng suất lao động vượt quá chỉ tiêu, điều này chứng tỏ là nền kinh tế đang có sự tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật, có tiền đề để phát triển hơn về sau.

Bên cạnh đó, chính những sự ưu đãi về vốn tạo ra môi trường kinh doanh cởi mở hơn, hạn chế tối đa được hình thức mua bán độc quyền, nguồn cung hàng hoá luôn đa dạng, nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hơn.

Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của giảm phát

Những ảnh hưởng của hiện tượng giảm phát đối với thị trường

Về mặt tiêu cực, trước hết là tác động đến quy mô nền kinh tế và quy mô sản xuất có thể bị suy thoái và sụt giảm nghiêm trọng. Bởi vì hàng hoá tồn quá nhiều, ứ đọng không thể bán hết, gây ra khủng hoảng thừa, ảnh hưởng tới luân chuyển của dòng tiền và chính doanh thu lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất. Nếu tình trạng này kéo dài, doanh nghiệp sẽ không có lãi thậm chí là lỗ vốn, họ buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc tuyên bố phá sản. Nền kinh tế lúc đó sẽ bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Bạn có thể tham khảo khủng hoảng thừa năm 1929 bắt nguồn từ các nước Châu Âu.

Tác động tiêu cực thứ hai là đến việc đầu tư cũng như tái đầu tư. Do trong thời kỳ giảm phát, giá trị của đồng tiền tăng cao, nên người dân sẽ có xu hướng tích trữ tiền nhiều hơn thay vì đầu tư với nhiều rủi ro. Tiền tệ sẽ bị chết một chỗ trong những tài sản của mọi người, không tham gia vào dòng luân chuyển vốn, các doanh nghiệp sẽ thiếu nguồn vay, không thể xoay vòng vốn được, dẫn đến việc họ không có tiền đầu tư, cho nên các hoạt động đầu tư, tái đầu tư sinh lời cũng trì trệ theo.

Thứ ba, tác động đến giá trị lao động. Như đã nói ở trên, khi giá cả hàng hoá đồng loạt giảm mạnh khiến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giảm theo. Khi không có đủ tiền để duy trì hoạt động công ty, họ buộc phải đối mặt với phá sản, vỡ nợ và đóng cửa. Điều này sẽ khiến tình trạng thất nghiệp gia tăng, người dân càng thắt chặt chi tiêu khiến nền kinh tế không thể thoát khỏi vòng xoáy của giảm phát, càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

IV. So sánh giảm phát và lạm phát

Lạm phát và giảm phát là hai mặt đối nhau của một đồng tiền, chúng hoàn toàn trái ngược nhau.

Nếu như lạm phát khiến giá hàng hoá tăng, giá trị của đồng tiền giảm thì giảm phát sẽ làm điều ngược lại, giá hàng hoá giảm, giá trị đồng tiền tăng.

Lạm phát khiến giảm sức mua của đồng tiền, tăng nhu cầu về hàng hoá dịch vụ, còn giảm phát khiến tăng sức mua của đồng tiền và giảm nhu cầu về hàng hoá dịch vụ.

Nếu như lạm phát được kiểm soát ở mức từ 2 - 5% thì đó là dấu hiệu của một nền kinh tế thịnh vượng, nhưng nếu giảm phát xảy ra thì có nghĩa là nền kinh tế đang suy thoái, thất nghiệp tăng, mức năng suất hàng hoá và dịch vụ rất thấp.

Lạm phát sẽ đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp sản xuất, trong khi giảm phát thì có lợi cho người tiêu dùng, vì họ mua được sản phẩm với giá rẻ.

Nguyên nhân xảy ra lạm phát chủ yếu là do cung tiền dư thừa, nợ quốc gia tăng, sức mua tăng, lãi suất thấp, trong khi giảm phát lại bắt nguồn từ việc giảm tổng cầu, dư nguồn cung hàng hoá, lãi suất tăng quá cao, thiếu nguồn cung tiền.

Lạm phát không tác động đến thu nhập quốc dân nhưng giảm phát thì làm giảm thu nhập quốc dân.

Lạm phát là nguyên nhân dẫn đến sự phân bố không đồng đều của thu nhập còn giảm phát là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao

So sánh giảm phát và lạm phát

Mối quan hệ giữa lạm phát và giảm phát

V. Cách chống giảm phát hiệu quả

Để ngăn ngừa giảm phát tăng cao thì có thể thực hiện một số giải pháp như:

- Áp dụng kết hợp chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế khác để kịp thời xử lý nếu như thấy giảm phát bắt đầu xuất hiện;

- Luôn duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức tốt, tức là từ 2 - 5%, tối đa là dưới 10%, tuyệt đối không để lạm phát về mức 0% khiến nền kinh tế rơi vào giảm phát;

- Chỉ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt khi cần thiết, nên tập trung vào đầu tư để ổn định tình hình tài chính chung;

- Chính phủ có thể thúc đẩy kích thích thị trường bằng nhiều chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp, tăng chi tiêu công và tăng thuế doanh thu lên.

Nếu như giảm phát đã xảy ra thì cần áp dụng những biện pháp sau đây để giảm tỷ lệ xuống:

Thứ nhất, tăng cung tiền bằng cách phát hành thêm tiền ra công chúng khiến giá trị đồng tiền giảm đi. 

Thứ hai, giảm giới hạn dự trữ trong các ngân hàng. Thường thì các ngân hàng phải có tỷ lệ dự trữ từ 5 - 10% phục vụ cho mục đích xoay vòng vốn. Nhưng khi giảm phát xảy ra, tiền cần được cho vào trong lưu thông, vì vậy, việc giảm dự trữ là cần thiết.

Thứ ba, giảm thuế giảm áp lực cho các doanh nghiệp, để họ bớt đi một khoản chi phí, tập trung vào việc tăng năng suất và ổn định kinh doanh. Tuy nhiên, nguồn thu thuế vào ngân sách Nhà nước sụt giảm sẽ khiến một số dịch vụ cơ bản hoặc chi tiêu công giảm xuống.

Thứ tư, giảm lãi suất để doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn rẻ hơn, cũng kích thích người tiêu dùng tăng chi, thúc đẩy phát triển kinh tế trở lại.

Thứ năm, tăng chi tiêu Chính phủ lên. Để kéo nền kinh tế thoát khỏi vòng xoáy của giảm phát thì quan trọng nhất là phải luân chuyển dòng tiền đều đặn, tạo ra động lực sản xuất, cũng như giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp. Chính phủ sẽ là người chi tiêu nhiều nhất, thậm chí đi vay để chi tiêu. Các doanh nghiệp sẽ noi theo, chi tiêu và đầu tư nhiều hơn đến khi nào giá bắt đầu tăng trở lại.

Tóm lại, việc giá cả đột ngột sụt giảm không theo sự điều chỉnh của quy tắc thị trường là nguyên nhân khiến nền kinh tế suy thoái. Giảm phát gây ra hiện tượng khủng hoảng thừa dẫn đến sản xuất bị đình trệ, công nhân thất nghiệp cao, doanh nghiệp lâm vào tình cảnh tăng nợ và bị phá sản, quy mô nền kinh tế cũng suy thoái theo. Giảm phát và lạm phát tăng cao đều không tốt, vì thế cần có những biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn đúng đắn.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon