Thế hệ trẻ ngày nay ngày càng quan tâm hơn đến đầu tư tài chính. Với sự ra đời của nhiều hình thức đầu tư thuận tiện, họ có xu hướng hạn chế giữ tiền mặt và thay vào đó chuyển tiền vào các kênh như tích lũy, gửi tiết kiệm, mua vàng, trái phiếu, cổ phiếu... Tuy nhiên, tiền mặt vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Vậy có nên giữ tiền mặt không, nên giữ bao nhiêu là hợp lý?
Nắm giữ tiền mặt thông minh - Bí quyết tận dụng tối đa giá trị
Tiền mặt không chỉ là phương tiện thanh toán mà còn là một khoản đầu tư có nhiều lợi thế nổi bật so với cổ phiếu hay trái phiếu.
- Tính thanh khoản tối đa: Tiền mặt là “vua” khi nói đến khả năng sử dụng ngay lập tức. Bạn có thể chi tiêu, mua sắm mà không cần phải qua bất kỳ khâu chuyển đổi nào. Trong khi đó, nếu bạn sở hữu tài sản khác như cổ phiếu hay bất động sản, muốn sử dụng tiền bạn thường phải bán đi trước đã.
- Giữ nguyên giá trị đối với người khác: Không giống như một số tài sản có thể mất giá hoặc bị giảm giá trị theo thời gian, tiền mặt vẫn được tin dùng và có tính quy đổi cao. Dù không còn gắn với vàng hay bất kỳ tài sản hữu hình nào, tiền mặt vẫn được hỗ trợ bởi niềm tin và sự chấp nhận của toàn xã hội.
Nắm giữ tiền mặt thông minh để tận dụng giá trị của tiền
Tuy nhiên, lạm phát là kẻ thù thầm lặng, khiến giá trị và sức mua của tiền mặt dần bị bào mòn. Đó là lý do bạn không nên giữ quá nhiều tiền mặt mà nên gửi vào các kênh đầu tư có thể đảm bảo tính thanh khoản, an toàn và sinh lời để ít nhất bù đắp được lạm phát.
Tin vui là hiện nay, lợi suất từ các kênh tài chính ngày càng hấp dẫn hơn so với trước đây. Miễn là lạm phát duy trì ở mức vừa phải, bạn hoàn toàn có thể bảo toàn giá trị tài sản và thậm chí gia tăng nó!
Khi nào nên giữ tiền mặt và bao nhiêu là hợp lý?
Số tiền mặt bạn nên giữ và cách bạn quản lý nó phụ thuộc vào tình hình tài chính cá nhân cũng như mục tiêu của bạn. Dưới đây là một số nguyên tắc giúp bạn xác định khi nào nên giữ tiền mặt và khi nào nên đầu tư vào các kênh khác.
Sinh hoạt phí và các khoản thiết yếu
Sinh hoạt phí là khoản bắt buộc phải có để duy trì cuộc sống hàng ngày, bao gồm ăn uống, tiền nhà, chi phí đi lại, mua sắm cơ bản… Vì vậy, bạn nên giữ một lượng tiền mặt đủ dùng để dễ dàng chi tiêu mà không phải phụ thuộc vào giao dịch thẻ hay tài khoản ngân hàng.
Nếu thu nhập ổn định, bạn có thể giữ từ 1 – 2 tháng sinh hoạt phí dưới dạng tiền mặt.
Nếu công việc có rủi ro biến động, hãy dự phòng nhiều hơn để đảm bảo không bị gián đoạn tài chính.
Duy trì quỹ khẩn cấp
Các chuyên gia tài chính thường khuyên bạn nên giữ 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt trong một tài khoản có tính thanh khoản cao. Điều này giúp bạn tránh rủi ro phải bán tài sản khác (như cổ phiếu, bất động sản) trong thời điểm thị trường lao dốc chỉ để có tiền trang trải cuộc sống.
Ví dụ: Nếu mất việc hoặc gặp tình huống bất ngờ, bạn có thể dùng quỹ khẩn cấp mà không cần rút vốn từ các khoản đầu tư dài hạn.
Chỉ nên giữ một số tiền hợp lý để chi tiêu hàng ngày
Hoàn thành các mục tiêu tài chính ngắn hạn
Nếu bạn đang tiết kiệm cho đám cưới, mua xe, trả trước tiền nhà…, tiền mặt là lựa chọn hợp lý. Vì bạn sẽ cần sử dụng khoản tiền đó trong tương lai gần, việc giữ nó trong tài khoản an toàn giúp bạn tránh rủi ro biến động giá trị như khi đầu tư vào cổ phiếu hoặc tài sản khác.
Linh hoạt trong đầu tư
Có một lượng tiền mặt nhất định giúp bạn nắm bắt cơ hội đầu tư tốt khi thị trường giảm giá hoặc khi xuất hiện cơ hội hiếm có.
Lựa chọn quỹ có tính thanh khoản cao
Thay vì để quá nhiều tiền mặt trong ví hoặc tài khoản không sinh lời, bạn có thể giữ nó trong tài khoản tiết kiệm lãi suất cao hoặc quỹ thị trường tiền tệ. Theo Arnott, đây là lựa chọn giúp bạn vừa duy trì tính thanh khoản, vừa nhận được lợi suất cạnh tranh.
Những cách giữ tiền mặt thông minh, an toàn mà vẫn sinh lời
Tiền mặt có thể được giữ và đầu tư theo nhiều cách khác nhau, tùy vào nhu cầu thanh khoản, mức độ an toàn và lợi nhuận mong muốn. Dưới đây là một số lựa chọn phổ biến và phân tích ưu, nhược điểm của từng kênh.
Gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Ưu điểm:
- Thanh khoản cao, có thể rút khi cần (tùy theo kỳ hạn và chính sách ngân hàng).
- Lãi suất ổn định, thường dao động từ 4,5% - 6%/năm.
- Ít rủi ro, đảm bảo an toàn cho số tiền gửi.
- Có thể gửi trực tiếp tại ngân hàng hoặc mở tài khoản tiết kiệm online trên Mobile Banking.
Nhược điểm:
- Nếu rút trước kỳ hạn, có thể bị tính lãi suất không kỳ hạn rất thấp.
- Lãi suất có thể không theo kịp lạm phát nếu gửi dài hạn.
- Số tiền tối thiểu để mở tiết kiệm là 1 triệu đồng.
Gửi tích lũy tại TOPI với kỳ hạn linh hoạt, lợi nhuận hấp dẫn
Ưu điểm:
- Lợi nhuận lên đến 9%/năm, cao hơn gửi tiết kiệm truyền thống.
- Số tiền gửi tối thiểu chỉ từ 50.000 đồng.
- Có nhiều kỳ hạn để lựa chọn (từ không kỳ hạn, 1 tuần, 2 tuần cho đến 36 tháng)
- Có thể gửi và rút bất cứ lúc nào.
- Được quản lý an toàn và dễ dàng theo dõi tài sản tăng trưởng qua ứng dụng.
Nhược điểm:
- Chỉ được tích lũy tối đa là 250 triệu đồng/giao dịch có kỳ hạn và 300 triệu đồng cho mỗi giao dịch không kỳ hạn, muốn gửi nhiều hơn phải giao dịch nhiều lần.
Tận dụng những sản phẩm đầu tư thanh khoản cao từ TOPI để giữ tiền
Đầu tư vào vàng
Ưu điểm:
- Bảo toàn tài sản, chống trượt giá và lạm phát.
- Thanh khoản cao, có thể mua bán dễ dàng.
- Đặc biệt, với TOPI, bạn có thể mua vàng Doji online không mất phí, theo dõi giá thị trường và giao dịch ngay trong vài phút.
Nhược điểm:
- Giá vàng biến động theo thị trường, có thể tăng mạnh nhưng cũng có rủi ro giảm giá.
- Nếu giữ vàng vật chất, cần bảo quản cẩn thận để tránh thất thoát.
Chứng chỉ tiền gửi (CD – Certificate of Deposit)
Ưu điểm:
- Lãi suất cao hơn tài khoản tiết kiệm thông thường.
- Kỳ hạn đa dạng, từ 3 tháng đến 5 năm, giúp bạn linh hoạt lựa chọn.
- Rủi ro gần như bằng 0 nếu gửi tại ngân hàng uy tín.
Nhược điểm:
- Phải giữ tiền trong thời gian dài, không rút trước hạn nếu không muốn bị phạt lãi suất (có thể mất lãi của 90 – 180 ngày).
- Không linh hoạt bằng các hình thức tiết kiệm khác.
Mua chứng chỉ quỹ
Ưu điểm:
- Được quản lý bởi các chuyên gia tài chính, tối ưu lợi nhuận.
- Lợi nhuận thường cao hơn lãi suất ngân hàng nếu đầu tư dài hạn.
- Thanh khoản tương đối tốt, có thể mua/bán khi cần.
Nhược điểm:
- Biến động theo thị trường, có thể có rủi ro giảm giá.
- Phù hợp hơn với người có kiến thức tài chính cơ bản.
Tùy theo mong muốn bảo toàn tài sản hoặc cần thanh khoản cao để rút bất cứ lúc nào, bạn có thể cân nhắc các biện pháp giữ tiền khác nhau hoặc kết hợp nhiều biện pháp để vừa thuận tiện khi sử dụng, vừa tối ưu giá trị của tiền, đảm bảo tiền sinh lời khi nhàn rỗi.
Tiền sinh hoạt phí nên giữ ở đâu có lợi nhất?
Sinh hoạt phí là khoản tiền cần thiết cho các chi tiêu hàng ngày, vì vậy giữ một phần tiền mặt trong ví là cần thiết để có thể sử dụng ngay khi cần. Tuy nhiên, nếu để toàn bộ tiền sinh hoạt dưới dạng tiền mặt, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội sinh lời. Một giải pháp thông minh hơn là gửi tiền tích lũy không kỳ hạn tại TOPI hoặc các ví điện tử (chẳng hạn như Zalopay), nơi vừa đảm bảo tính thanh khoản cao, vừa giúp bạn hưởng lợi nhuận lên đến 5%/năm. Nhờ đó, tiền của bạn vẫn có thể sinh lời ngay cả khi chưa sử dụng!
Gửi tích lũy linh hoạt để hạn chế lạm phát làm mất giá trị của tiền
Khi nào không nên giữ quá nhiều tiền mặt?
Khi bạn có kế hoạch đầu tư dài hạn
Tiền mặt là phương tiện thanh toán tuyệt vời nhưng không phải là cách tốt để gia tăng tài sản trong dài hạn. Cổ phiếu có thể biến động hơn nhưng lại có xu hướng mang lại lợi nhuận cao hơn theo thời gian.
Lịch sử cho thấy tiền mặt không thể theo kịp lạm phát, khiến giá trị của nó giảm dần theo thời gian.
Nếu bạn đang đầu tư vào quỹ hưu trí, danh mục đầu tư dài hạn, việc giữ nhiều tiền mặt là không hợp lý vì bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng.
Khi lạm phát tăng cao
Lạm phát làm giảm giá trị của tiền mặt theo thời gian, khiến sức mua suy giảm. Nếu bạn chỉ giữ tiền mặt mà không đầu tư vào các kênh có lợi suất tốt hơn, bạn sẽ mất đi lợi thế tài chính.
Khi lãi suất thấp
Nếu tiền mặt của bạn nằm trong tài khoản có lãi suất thấp (hoặc không lãi suất), giá trị thực tế của nó sẽ ngày càng giảm do lạm phát. Hãy cân nhắc chuyển sang các kênh có lãi suất hấp dẫn hơn như tích lũy linh hoạt TOPI, chứng chỉ tiền gửi, hoặc đầu tư vàng online để tối ưu lợi nhuận.
Giữ một lượng tiền mặt hợp lý giúp bạn an toàn trước rủi ro, nhưng giữ quá nhiều có thể khiến bạn mất cơ hội tăng trưởng tài sản.
Có nên đặt quỹ khẩn cấp chung với tiền tiết kiệm không?
Quỹ khẩn cấp dành cho các tình huống bất ngờ như mất việc, tai nạn, sửa chữa cấp bách, nên cần được giữ ở tài khoản có tính thanh khoản cao, dễ rút khi cần. Trong khi đó, tiền tiết kiệm hướng đến các mục tiêu dài hạn như mua nhà, đầu tư, du lịch và thường được gửi vào kênh sinh lời tốt hơn. Để tránh rủi ro tài chính, hãy mở tài khoản riêng cho quỹ khẩn cấp và chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.
Việc giữ tiền mặt là cần thiết, nhưng giữ bao nhiêu là đủ sẽ tùy vào tình hình tài chính và nhu cầu cá nhân của mỗi người. Bạn nên có một khoản tiền mặt hợp lý để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, quỹ khẩn cấp cho các tình huống bất ngờ và đảm bảo không gặp khó khăn khi cần gấp. Tuy nhiên, để tiền nhàn rỗi quá nhiều mà không đầu tư có thể khiến bạn mất đi cơ hội sinh lời và bị lạm phát bào mòn giá trị. Vì vậy, hãy cân đối giữa giữ tiền mặt và đầu tư thông minh, để vừa có sự an toàn tài chính, vừa giúp tiền của bạn không "ngủ yên" mà tiếp tục sinh lợi!