Đầu tư bạc là một hình thức đầu tư phổ biến trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tài chính biến động và nhu cầu đa dạng hóa danh mục tài sản ngày càng tăng. Tuy nhiên tại Việt Nam đầu tư bạc chưa được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Bạc là kim loại quý được loài người khai thác và sử dụng từ lâu. Bạc được xếp vào danh mục kim loại quý có giá trị trong ngành công nghiệp và trang sức. Bạc có vai trò quan trọng trong cả lĩnh vực tài chính lẫn công nghiệp. Để quyết định có nên đầu tư vào bạc hay không và đầu tư cách nào tốt nhất, hãy xem xét một số yếu tố quan trọng dưới đây.
Bạc: Kim loại quý giá rẻ được ứng dụng rộng rãi
Thông thường, khi nhắc đến kim loại quý, nhiều người sẽ nghĩ đến vàng hoặc bạch kim bởi chúng có giá trị cao. Thế nhưng thực tế thì bạc cũng nằm trong nhóm kim loại quý được loài người khai thác và sử dụng từ lâu.
Cũng như vàng, bạc được đúc thành đồng xu, chĩnh bạc, thỏi bạc để trao đổi như tiền tệ. Bạc có tính thanh khoản cao, được chấp nhận giao dịch rộng rãi.
Người ta cũng dùng bạc để sản xuất trang sức, dát, khảm lên đồ đạc, nội thất để tăng vẻ đẹp.
Do giá rẻ hơn vàng lại có tính dẫn điện cao nhất trong tất cả các kim loại đồng thời chống ăn mòn tốt nên bạc được ứng dụng vào sản xuất công nghiệp vô cùng rộng rãi. Điển hình như dùng để chế tạo tiếp điểm điện hay các thành phần điện tử nhỏ, chế tạo công tắc rơ le, cảm biến đo nhiệt độ, áp suất, độ ẩm.
Xu hướng đầu tư vào bạc đang tăng cao
Trong y tế, do có tính kháng khuẩn mạnh nên bạc được sử dụng trong băng gạc, dụng cụ y tế. Một số hợp chất bạc được sử dụng trong thuốc trị bỏng, thuốc kháng sinh.
Bạc có khả năng hấp thụ các ion và phân tử nên được dùng nhiều trong hoạt động xử lý nước và không khí.
Trong đời sống, bạc được sử dụng để tráng gương, tạo mối hàn chắc chắn, hợp chất bạc được sử dụng trong phim ảnh và giấy ảnh.
Nhờ những đặc tính vật lý và hóa học độc đáo của mình, bạc đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống nên luôn giữ giá trị nhất định.
Có nên đầu tư bạc không? Ưu nhược điểm là gì?
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và địa chính trị phức tạp, giá bạc nói riêng và kim loại quý nói chung biến động mạnh. Thị trường chứng khoán ảm đạm, thị trường bất động sản bị đóng băng, giá vàng lên cao khiến nhiều nhà đầu tư chuyển hướng sang bạc. Đầu tư vào bạc tuy đem lại lợi nhuận trung bình, nhưng giá bạc trên thị trường tương đối ổn định nên đây cũng được xem là một kênh đầu tư hợp lý.
Những thuận lợi khi đầu tư bạc có thể kể đến như: Giá bạc rẻ hơn giá vàng, bạc là tài sản hữu hình có thể cầm nắm, cất giữ và có thể đầu tư theo nhiều phương thức tương tự như vàng.
Nhược điểm của đầu tư bạc là thanh khoản kém hơn vàng, có thể bị đánh cắp, bảo quản khó hơn do bạc dễ bị oxy hóa, lợi tức đầu tư kém hấp dẫn hơn vàng. Để quyết định có nên đầu tư vào bạc hay không, hãy điểm qua những lý do nên đầu tư bạc:
8 lý do nên đầu tư vào bạc
1. Bạc là tiền thật
Mặc dù ngày nay chúng ta không còn giao dịch bằng bạc nhưng nó vẫn là tiền, vẫn lưu trữ giá trị giống như vàng.
2. Bạc là tài sản
Không giống như các tài sản dưới dạng giấy tờ, kỹ thuật số, bạc là tài sản thật, tài sản vật lý có thể cầm, nắm, tích trữ, giao dịch. Bạn có thể mang bạc đến bất cứ nơi nào bạn muốn, thậm chí đến cả quốc gia khác.
3. Bạc có giá rẻ
Nếu như 1 lượng vàng 9999 hiện nay (vàng nhẫn) có giá khoảng gần 80 triệu thì 1 lượng bạc 9999 chỉ chưa đến 1 triệu đồng (khoảng 600 - 700 nghìn đồng). Có thể nói bạc rất rẻ, bởi vậy rất dễ dàng nếu bạn muốn đầu tư vào bạc vì không phải bỏ ra một số tiền quá lớn.
4. Bạc thuận tiện cho các giao dịch mua bán nhỏ
Do giá trị thấp nên giao dịch mua - bán bạc cũng tương đối đơn giản. Nhiều nơi trên thế giới đều giao dịch đồng xu bạc, thỏi bạc.
5. Bạc tồn kho đang giảm
Hiện nay, trong kho dự trữ kim loại quý của các quốc gia, bạc đang giảm dần. Trên thế giới, chỉ có Mỹ, Ấn Độ và Mexico là còn lưu trữ bạc trong kho. Hầu hết bạc được đem ra sử dụng trong công nghiệp.
6. Bạc được ứng dụng ngày càng phổ biến trong công nghiệp
Hầu hết các sản phẩm hiện đại quanh bạn đều có chứa bạc. Bạc xuất hiện trong điện thoại di động, tủ lạnh, máy lạnh (nano bạc), trong những viên pin, trong các sản phẩm y tế…
7. Nguồn cung bạc ngày càng giảm
Nếu nhu cầu vẫn ở mức hiện tại, sẽ rất khó khăn cho tất cả những ai muốn có được số lượng bạc mà họ cần.
8. Nhu cầu bạc toàn cầu ngày một gia tăng
Nhu cầu bạc trên toàn thế giới đang ngày một tăng lên bởi bạc có ứng dụng rộng rãi trong đời sống, trong ngành công nghiệp, y học… trong khi ở thế giới hiện đại, các hoạt động sản xuất luôn ở mức cao điểm.
>> Xem thêm: Giá Bạc hôm nay
Triển vọng đầu tư bạc năm 2024 và tiềm năng lợi nhuận
Kinh tế thế giới bất ổn, kết hợp với địa chính trị phức tạp khiến giá vàng trên toàn cầu ngày một tăng. Các ngân hàng trung ương vẫn tiếp tục tích trữ kim loại quý này. Bên cạnh đó, lạm phát cao và chính sách giảm lãi suất của FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) cũng là nguyên nhân khiến giá vàng liên tục lập đỉnh.
Giá vàng cao khiến cho việc đầu tư vàng trở nên khó khăn, lãi suất kém hấp dẫn. Trước tình hình này, các nhà phân tích đã dự báo về tiềm năng tăng giá của bạc trong năm 2024, khả năng bạc sẽ đạt giá đỉnh trong 10 năm trở lại đây. Mặc dù những dự đoán này không chắc chắn 100% và thị trường có thể thay đổi nhưng đó cũng là một điểm sáng để nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Những người mê gom bạc có thể bắt đầu thu mua bạc thỏi, đồng xu bạc hay đầu tư cổ phiếu của những công ty khai thác bạc. Nếu giá bạc tăng, lợi nhuận của những công ty này cũng tăng kéo giá cổ phiếu tăng theo.
Có nhiều cách thức đầu tư vào bạc
6 hình thức đầu tư bạc hiệu quả
Bạc có bản chất kép, vừa là kim loại quý, vừa là hàng hóa công nghiệp, đây là vũ khí bí mật cho nhà đầu tư. Để tối ưu lợi nhuận từ đầu tư bạc, bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau:
1. Đầu tư bạc vật chất (bạc miếng, bạc thỏi, trang sức bạc)
Đầu tư vàng vật chất là cách đầu tư truyền thống, bạn có thể trực tiếp kiểm soát tài sản của mình nhưng sẽ phải chịu chi phí và đối phó với khó khăn khi bảo quản, cất trữ vì bạc rất dễ bị oxy hóa, hơn nữa chênh lệch giữa giá mua và bán thường tương đối cao. Có 2 nhóm sản phẩm bạc vật chất gồm:
- Bạc miếng (bạc thô) và bạc thỏi, tiền xu bạc: Đây là cách truyền thống nhất khi đầu tư vào bạc. Bạn có thể mua bạc miếng hoặc bạc thỏi từ các cửa hàng vàng bạc hoặc các đại lý uy tín. Bạc miếng có hàm lượng bạc cao (99,99%) và dễ dàng tích trữ trong dài hạn. Tiền xu bạc, đặc biệt là tiền xu có giá trị lịch sử hoặc hiếm, có thể tăng giá trị theo thời gian. Tuy nhiên, giá trị của chúng cũng phụ thuộc vào tình trạng của đồng xu và nhu cầu của thị trường.
- Trang sức bạc: Ngoài mục đích đầu tư, trang sức bạc còn mang tính thẩm mỹ và phong cách. Tuy nhiên, chi phí gia công cao và hàm lượng bạc thấp hơn bạc miếng nên giá trị đầu tư không cao bằng.
Hãy chọn cửa hàng uy tín, cung cấp giấy tờ đầy đủ thông tin về bạc để bạn có thể bán lại với giá tốt nhất.
2. Đầu tư vào quỹ ETF bạc
ETF bạc (Exchange-Traded Fund) là quỹ đầu tư mô phỏng giá bạc thông qua việc nắm giữ bạc vật chất hoặc các hợp đồng tương lai bạc. ETF bạc là một cách đầu tư vào bạc thông qua các cổ phiếu, với giá trị được định giá dựa trên giá vàng. Đây là cách đơn giản để tiếp cận thị trường bạc mà không cần sở hữu bạc vật chất.
Cách đầu tư này có ưu điểm là dễ dàng giao dịch trên các sàn chứng khoán, không lo chi phí bảo quản, và có thể mua bán nhanh chóng nhưng nhà đầu tư sẽ phải trả phí quản lý quỹ và lệ thuộc vào biến động thị trường tài chính.
3. Đầu tư cổ phiếu vào các công ty khai thác bạc
Đầu tư cổ phiếu của các công ty khai thác bạc cũng là một hình thức đầu tư bạc. Giá cổ phiếu của những công ty này thường có mối tương quan với giá bạc, nên khi giá bạc tăng, giá cổ phiếu cũng có thể tăng theo.
Cách đầu tư này có lợi thế là lợi nhuận có thể cao nếu công ty khai thác bạc tăng trưởng mạnh. Thế nhưng, nhà đầu tư cũng phải chịu rủi ro từ việc điều hành công ty, chi phí khai thác, và các yếu tố ngoài kiểm soát như chính sách kinh tế, biến động thị trường.
4. Giao dịch hợp đồng tương lai bạc (Silver Futures)
Hợp đồng tương lai bạc là thỏa thuận mua hoặc bán bạc với giá cố định vào một thời điểm xác định trong tương lai. Đây là cách đầu tư có tính đòn bẩy cao, cho phép bạn kiếm lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch giá bạc trong tương lai.
Ưu điểm của hình thức đầu tư này là cơ hội sinh lời lớn, tính thanh khoản cao. Nhược điểm là rủi ro lớn do tính biến động giá cao, cần hiểu biết về thị trường và phương thức giao dịch phức tạp.
5. Mua bạc thông qua hợp đồng quyền chọn (Silver Options)
Hợp đồng quyền chọn bạc cho phép bạn mua hoặc bán bạc trong tương lai với giá cố định, nhưng không bắt buộc phải thực hiện. Quyền chọn có thể được sử dụng để kiếm lời từ biến động giá bạc mà không cần sở hữu bạc vật chất.
Phương thức đầu tư này có tính linh hoạt cao và có thể giảm thiểu rủi ro nhưng đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và có thể mất tiền nếu giá bạc không di chuyển theo hướng dự đoán.
Nhu cầu bạc trong công nghiệp rất cao khiến bạc luôn có giá
6. Đầu tư vào bạc qua các nền tảng giao dịch số
Nhiều nền tảng giao dịch số cho phép bạn đầu tư vào bạc thông qua việc mua các tài sản bạc ảo, giúp bạn dễ dàng mua và bán bạc mà không cần sở hữu bạc vật chất.
Ưu điểm của cách đầu tư này là thao tác giao dịch nhanh chóng, không lo về bảo quản bạc, thế nhưng, nhà đầu tư sẽ lệ thuộc vào nền tảng công nghệ, phí giao dịch có thể cao.
Mỗi phương pháp đầu tư vào bạc có những ưu và nhược điểm riêng, phụ thuộc vào mục tiêu tài chính, khả năng quản lý rủi ro và thời gian bạn muốn nắm giữ tài sản.
Đầu tư vào bạc có đem lại cơ hội có tốt?
Bạc cùng nằm trong nhóm kim loại quý và biến động giá của nó thường đồng pha với vàng. Những kim loại quý được xem là hưởng lợi nhất trong thời gian các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Hoa Kỳ, khi quốc gia này đang có kế hoạch giảm lãi suất sau thời gian dài giữ lãi suất cao chống lạm phát.
Trên thị trường đầu tư, tiền đang dịch chuyển vào các tài sản an toàn như Vàng, Bạc. Tại Việt Nam, bạn có thể đầu tư bạc thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giao dịch các hợp đồng Bạc tương lai liên thông với sàn giao dịch hàng hóa nổi tiếng COMEX - Hoa Kỳ.
Qua thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời về việc có nên đầu tư vào bạc hay không, nên đầu tư theo hình thức nào. Bạc cũng được xem là một trong những kênh trú ẩn an toàn trong thời kỳ kinh tế bất ổn, có chức năng chống lại lạm phát. Nhà đầu tư cũng cần lưu ý đa dạng hóa danh mục để giảm rủi ro và đem lại lợi nhuận tốt nhất.