Facebook Topi

13/01/2025

Chiến lược chi phí thấp là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược

Chiến lược chi phí thấp đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng và thành công. Tìm hiểu chiến lược tối ưu chi phí và cách triển khai chiến lược hiệu quả cao.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Công ty có chi phí thực tế thấp nhất trên thị trường sẽ có lợi nhuận cao hơn trong mối lấn bán. Do đó, chiến lược chi phí thấp đang được nhiều công ty áp dụng và trở thành một trong những phương thức hiệu quả giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế. Hãy cùng TOPI tìm hiểu chiến lược chi phí thấp là gì, ưu nhược điểm của chiến lược và cách triển khai.

Chiến lược chi phí thấp là gì?

Chiến lược chi phí thấp (Low Cost Strategy) là một chiến lược kinh doanh tập trung vào việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh hoặc mức giá trung bình trên thị trường nhằm thu hút những khách hàng có xu hướng ưu tiên chi phí thấp, từ đó tăng doanh số bán hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Chiến lược này thường được áp dụng trong các ngành hàng nơi giá cả đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của khách hàng.

Ví dụ về các công ty đã áp dụng chiến lược chi phí thấp thành công khá nhiều, chẳng hạn như McDonald's, Coca Cola, Vinamilk, Viettel, Giao hàng nhanh, Choice Lazada, Vietjetair, shopee, Xiaomi, Grab …

Chiến lược chi phí thấp đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Mục tiêu của chiến lược chi phí thấp

Chiến lược chi phí thấp tập trung vào việc tối ưu chi phí để đưa ra giá bán cạnh tranh hơn trên thị trường. Dưới đây là những mục tiêu chính và tác động của chiến lược này:

  • Mở rộng thị phần: Việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với mức giá thấp giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh, từ đó mở rộng thị phần.
  • Tăng doanh số bán hàng: Giá cả hợp lý có thể kích thích nhu cầu mua sắm, khiến người tiêu dùng mua nhiều hơn, qua đó tăng doanh số và doanh thu.
  • Loại bỏ đối thủ cạnh tranh: Chiến lược này tạo áp lực lên các đối thủ bằng cách cung cấp giá cả cạnh tranh, khiến họ khó duy trì thị phần và có thể bị đẩy ra khỏi thị trường.
  • Tối ưu hóa hiệu suất: Để duy trì mức giá thấp, doanh nghiệp cần tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận hành, giảm thiểu lãng phí, từ đó cải thiện hiệu suất hoạt động.

Lợi ích và rủi ro của chiến lược chi phí thấp với doanh nghiệp

Trước khi áp dụng chiến lược chi phí thấp, doanh nghiệp cần cân nhắc cả lợi ích và rủi ro để đảm bảo chiến lược này phù hợp với mô hình kinh doanh và định hướng phát triển của mình.

Tối giản chi phí sẽ giúp nâng cao lợi nhuận trên mỗi sản phẩm bán ra

Ưu điểm của Low Cost Strategy

Thu hút nhiều khách hàng: Sản phẩm giá rẻ luôn là điểm hấp dẫn lớn, giúp doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình hoặc thấp.

Giảm chi phí sản xuất: Việc mua nguyên vật liệu với số lượng lớn giúp doanh nghiệp có thể đàm phán giá tốt hơn với nhà cung cấp, từ đó giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh.

Lợi nhuận cao hơn: Khi chi phí sản xuất được giảm thiểu, tỷ suất lợi nhuận cũng sẽ tăng lên, giúp doanh nghiệp thu về nhiều lợi nhuận hơn so với các đối thủ không áp dụng chiến lược này.

Hạn chế rủi ro từ biến động thị trường: Một mô hình định giá tốt giúp doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá từ nhà cung cấp hoặc áp lực từ khách hàng trong việc yêu cầu giảm giá.

Lợi thế cạnh tranh lớn: Trong thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp có thể chiếm ưu thế khi cung cấp sản phẩm giá thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tương đương với đối thủ.

Chiến lược tối ưu chi phí sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh

Nhược điểm và rủi ro có thể gặp phải

Lạm phát chi phí: Tối ưu chi phí có thể dẫn đến những rủi ro như giảm chất lượng sản phẩm, dễ gây hư hỏng, từ đó làm mất lòng tin của khách hàng và tăng chi phí xử lý khủng hoảng.

Thay đổi công nghệ: Sự đổi mới nhanh chóng của công nghệ có thể làm giảm đi lợi thế chi phí của doanh nghiệp nếu không kịp thích nghi và đầu tư vào công nghệ mới.

Bỏ qua nhóm khách hàng tiềm năng: Tập trung vào giá thấp có thể khiến doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội tiếp cận các phân khúc khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm chất lượng cao và có tính năng vượt trội.

Không đáp ứng nhu cầu khách hàng: Việc quá chú trọng vào cắt giảm chi phí có thể khiến doanh nghiệp không đủ nguồn lực để cải tiến sản phẩm, dẫn đến việc không đáp ứng được mong đợi của khách hàng.

Dễ bị sao chép: Chiến lược chi phí thấp có thể bị các đối thủ sao chép một cách dễ dàng, làm giảm lợi thế cạnh tranh và tăng áp lực cạnh tranh trong ngành.

Các yếu tố quan trọng để áp dụng chiến lược chi phí thấp thành công

Để áp dụng chiến lược, công ty phải hiểu rõ về chi phí và cách tối giản chi phí, phải sẵn sàng chuẩn hóa các dịch vụ của mình để quản lý chi phí.

Bằng cách tập trung vào 8 yếu tố dưới đây, doanh nghiệp có thể triển khai chiến lược chi phí thấp một cách hiệu quả, tạo ra lợi thế cạnh tranh và đạt được mục tiêu kinh doanh bền vững.

Tăng năng suất và hiệu quả sản xuất

Đây là yếu tố cốt lõi trong chiến lược chi phí thấp. Doanh nghiệp cần tập trung vào việc gia tăng hiệu quả sản xuất để tạo ra số lượng sản phẩm nhiều hơn trong cùng một khoảng thời gian hoặc với cùng lượng tài nguyên đầu vào. Việc tối ưu hóa quy trình sản xuất không chỉ giúp giảm chi phí mà còn tăng năng suất, từ đó cho phép doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.

Cần tăng hiệu quả và năng suất trong khâu sản xuất

Giảm chi phí lao động - sử dụng nhân công giá rẻ

Một cách hiệu quả để giảm chi phí là sử dụng lao động giá rẻ. Doanh nghiệp có thể mở các xưởng sản xuất tại các vùng ngoại ô hoặc khu vực có chi phí sinh hoạt thấp. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí nhân công mà còn tận dụng được nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, việc quản lý lao động giá rẻ cần phải đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm và điều kiện làm việc hợp lý để tránh rủi ro.

Tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu giá thấp

Giá nguyên liệu thô ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Do đó, việc đàm phán với nhà cung cấp để giảm giá nguyên liệu hoặc tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế với giá cả hợp lý là điều cần thiết. Khi chi phí nguyên liệu giảm, doanh nghiệp có thể hạ giá bán sản phẩm, làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Có thể cập nhật giá vàng trực tiếp tại: Giá vàng hôm nay

Vận hành quy mô kinh doanh phù hợp

Quy mô sản xuất và kinh doanh cũng là một yếu tố quan trọng. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường có thể tiết kiệm chi phí về mặt bằng, dây chuyền sản xuất, và các chi phí phát sinh khác như tồn kho, vệ sinh, điện nước. Việc vận hành ở quy mô phù hợp giúp giảm thiểu chi phí cố định, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến lược chi phí thấp.

Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D)

Đầu tư vào R&D (Research & Development - Nghiên cứu và phát triển) là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến quy trình sản xuất. Việc áp dụng công nghệ tiên tiến không chỉ giúp tăng năng suất mà còn giảm chi phí sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm. R&D cũng giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thị trường, giữ vững vị thế cạnh tranh.

R&D giúp định hướng kinh doanh trong tương lai

Kiểm soát nguồn lực tài chính

Phân tích và kiểm soát nguồn lực tài chính giúp doanh nghiệp nắm bắt rõ ràng tình hình tài chính hiện tại, bao gồm các khoản đầu tư, lãi vay, và chi phí vận hành. Điều này cho phép doanh nghiệp chủ động đưa ra các quyết định cắt giảm chi phí một cách hiệu quả, tối ưu hóa lợi nhuận mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Xây dựng hệ thống thông tin mạnh mẽ

Xây dựng một hệ thống thông tin mạnh mẽ giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu hiệu quả, bao gồm thông tin về khách hàng, thị trường, và đối thủ cạnh tranh. Việc phân tích dữ liệu này cho phép doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác về chiến lược giá cả và phân phối, giúp tối ưu hóa chi phí và đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường mục tiêu.

Tối ưu chi phí marketing 

Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí trong việc quảng bá sản phẩm và kết nối với khách hàng. Một chiến lược marketing tốt sẽ giúp doanh nghiệp phân phối sản phẩm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu với mức chi phí hợp lý. Điều này bao gồm cả việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp và triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thúc đẩy nhu cầu mua sắm.

Cần nghiên cứu chiến lược marketing chi phí thấp hiệu quả cao

Áp dụng triệt để công nghệ vào mọi khâu

Việc áp dụng công nghệ tự động hóa vào các khâu sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí. Chẳng hạn như thiết lập Chatbot chăm sóc khách hàng sẽ giúp giảm chi phí thuê nhân viên trực tổng đài, tự động hóa quy trình sản xuất, sử dụng công nghệ AI vào marketing…

Giảm chi phí Logistic

Vấn đề chi phí cho vận chuyển hàng hóa, lưu kho, giao tới tay khách hàng quyết định rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Doanh nghiệp cần nghiên cứu lựa chọn đơn vị vận chuyển đảm bảo với cước phí thấp, thời gian nhanh chóng so với đối thủ, quản lý chặt hàng tồn khó, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh.

Chiến lược chi phí thấp giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, để áp dụng chiến lược thành công, doanh nghiệp cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và cẩn trọng trong từng bước thực hiện để duy trì giá thành thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như sự hài lòng của khách hàng.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 3, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon