Facebook Topi

31/10/2024

Chỉ số P/S là gì? Cách tính chỉ số P/S trong chứng khoán

Chỉ số P/S được dùng để đo lường và định giá trị trường trả cho doanh thu trên mỗi cổ phần. Tìm hiểu cách tính chỉ số P/S trong chứng khoán và ưu nhược điểm của chỉ số.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Chỉ số P/S là chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá được giá trị của một doanh nghiệp. Vậy chỉ số P/S là gì và được tính như thế nào, ứng dụng trong chứng khoán ra sao, mời các bạn theo dõi chuyên gia tài chính TOPI giải đáp.  

1. Chỉ số P/S là gì?

Chỉ số P/S - Price/Sales per Share hay Price to Ratio là chỉ số được dùng để đo lường và định giá thị trường trả cho doanh thu trên mỗi cổ phần. Chỉ số P/S phản ánh số tiền mà thị trường sẵn sàng chi trả cho 1 đồng doanh thu của doanh nghiệp.

Hệ số P/S còn được sử dụng để phân tích và xác định các giá trị tương đối của cổ phiếu với giá trị trong quá khứ và so sánh với các công ty khác cùng ngành.

Chỉ số P/S là gì?

Chỉ số P/S được dùng để đánh giá giá trị của doanh nghiệp so với giá thị trường

2. Ý nghĩa của chỉ số P/S

Nếu doanh nghiệp đang kinh doanh ổn định, doanh thu tăng trưởng đều đặn nhưng hệ số P/S lại quá thấp thì rất có thể doanh nghiệp đang bị định giá thấp và đây chính là cơ hội đầu tư tốt. Ngược lại, nếu hệ số P/S quá cao thể hiện công ty đang được định giá cao hơn giá trị thực.

Để biết chỉ số P/S là cao hay thấp ta cần so sánh với 2 yếu tố:

- Hệ số P/S trung bình trong ngành hoặc với doanh nghiệp có cùng quy mô cạnh tranh trực tiếp.

- P/S của chính doanh nghiệp đó trong quá khứ: Khi chỉ số P/S thấp hơn so với trung bình trong quá khứ thì bạn có thể lựa chọn mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó để đầu tư.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng nên kết hợp với các chỉ số khác để đưa ra một kết quả đầy đủ về giá trị thực của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của chỉ số P/S

Nhìn vào chỉ số P/S sẽ quyết định được có nên đầu tư hay không

3. Ưu và nhược điểm của chỉ số P/S

Ứng dụng hệ số P/S vào đo lường và định giá cổ phiếu có các ưu điểm sau:

- Do doanh thu ít biến động hơn nên chỉ số P/S có tính chính xác hơn.

- Hệ số P/S có thể được dùng để định giá các doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, tức là mặc dù có doanh thu nhưng chưa mang lại lợi nhuận. Hầu hết các doanh nghiệp thường thua lỗ ở giai đoạn đầu của dự án, vì thế nhà đầu tư nên so sánh P/S trong quá khứ và các công ty cùng ngành để đánh giá chính xác hơn.

Bên cạnh đó, P/S cũng có một số hạn chế như:

- Hệ số P/S chỉ cung cấp thông tin về mặt bán hàng mà không nắm bắt được sự khác biệt về cấu trúc chi phí giữa các doanh nghiệp.

- Do bản chất của kinh doanh là lợi nhuận và dòng tiền nên nếu doanh thu nhiều nhưng không đủ bù chi trong thời gian dài thì lợi nhuận sẽ âm. 

- Các doanh nghiệp có chỉ số P/S giảm đột ngột do doanh thu tăng trưởng, cần chú ý đến số tiền thu về trên bảng cân đối kế toán. Nếu số tiền phải thu tăng nhanh so với doanh số thì doanh nghiệp có thể ghi nhận sớm nhưng dòng tiền thật chưa về.

Ưu và nhược điểm của chỉ số P/S

Cần lưu ý các ưu nhược điểm của hệ số P/S

4. Cách tính chỉ số P/S

Chỉ số P/S đơn giản của một doanh nghiệp được tính toán dựa trên 3 dữ liệu cơ bản sau: 

P: thị giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại (Market Price)

S: doanh thu thuần trên từng cổ phiếu (Sales per Share)

Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.

Công thức tính hệ số P/S như sau: 

P/S = Thị giá cổ phiếu / Doanh thu thuần x Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành

Công thức rút gọn:

P/S = Vốn hóa thị trường / Tổng doanh thu thuần

Ví dụ:

Cổ phiếu có thị giá P = 126,2 ngàn đồng.

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành = 1,741 tỷ cổ phiếu.

Vốn hóa thị trường = 219.763 tỷ VNĐ.

Tổng doanh thu thuần = 13.230 + 13.738 + 13.015 + 13.743 = 53.726 tỷ đồng.

Khi đó: Doanh thu thuần = Doanh thu 4 quý/KLCP lưu hành =  53.736/1,741= 30,86 (ngàn đồng).

P/S = Thị giá cổ phiếu/Doanh thu thuần = 126,2/30.86 = 4.09.

P/S = Vốn hóa thị trường/Tổng doanh thu thuần = 219.763/53.726= 4.09.

Vậy chỉ số P/S là 4.09.

Cách tính chỉ số P/S

Một số trường hợp có thể sử dụng P/S thay cho P/E

5. Mối quan hệ giữa chỉ số P/S và P/E

Chỉ số P/E - Price to Earning ratio - là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường với thu nhập trên một cổ phiếu. Trong đó, P là giá cổ phiếu đang bán trên thị trường ở thời điểm hiện tại.

Chỉ số P/E cho biết mức giá các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để thu về một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu.

Có hai trường hợp xảy ra khi chỉ số P/E cao:

Một là thị giá cổ phiếu cao đồng nghĩa với đó là công ty đang có tiềm năng tăng trưởng. Nhà đầu tư đặt kỳ vọng lớn vào cổ phiếu của doanh nghiệp.

Hai là thu nhập trên một cổ phiếu đang thấp, tuy nhiên cũng chỉ mang tính chất tạm thời và sẽ sớm được điều chỉnh trong thời gian ngắn. 

Chỉ số P/E thấp cho thấy kỳ vọng nhà đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp không cao tại thời điểm xét. Không loại trừ khả năng doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường.

Mối quan hệ giữa chỉ số P/S và P/E

Mối quan hệ giữa chỉ số P/S và P/E trong chứng khoán

Khi nào sử dụng chỉ số P/S thay thế cho P/E? 

Với các ngành có yếu tố chu kỳ, P/E sai lệch do lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh bởi chu kỳ. Lúc này, P/S là lựa chọn tốt nhất trong phân tích và đánh giá.

Khi ngành xuất hiện xu hướng chuyển dịch mới, nên sử dụng P/S: Xu hướng chuyển đổi trong các ngành nghề diễn ra phổ biến. Hiện nay, các lĩnh vực nổi bật thường có sự cạnh tranh giữa cái mới và cái cũ, sự tăng trưởng dẫn đến đột phá mới tốt hơn, như các ngành thương mại điện tử với bán lẻ truyền thống, năng lượng tái tạo cạnh tranh với năng lượng truyền thống, ô tô truyền thống với ô tô tự lái…. Tuy nhiên, quá trình này cần thời gian dài để phản ánh bởi doanh thu và lợi nhuận. 

Dựa vào hệ số P/S để đánh giá một doanh nghiệp đang thua lỗ. P/S không phụ thuộc vào lợi nhuận như P/E. Khi một doanh nghiệp đang thua lỗ thì P/E < 0 và không có ý nghĩa.

Các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động chỉ có thể tạo ra doanh thu chứ chưa đem về lợi nhuận. Kể cả một số doanh nghiệp đã có sẵn thị phần nhưng đôi khi vẫn rơi vào thua lỗ. Lúc này lợi nhuận âm nên không sử dụng P/E được.

Hãy so sánh P/S của chính doanh nghiệp trong quá khứ hoặc so sánh với các doanh nghiệp cùng nhóm ngành để đánh giá chính xác.

Chỉ số P/S sẽ không bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp cố ý dùng thủ thuật kế toán bóp méo lợi nhuận. Nhiều doanh nghiệp thường thay đổi thông tin khiến lợi nhuận bị chênh lệch so với thực tế. Thông thường, doanh nghiệp sẽ giảm lợi nhuận bằng cách tăng các khoản khấu hao, lãi suất tiền vay, chi phí thuế…. 

Nếu P/S bị sụt giảm bất thường nhờ tăng trưởng doanh thu thì khả năng cao có sự không hợp lý ở các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán. Nếu các khoản này tăng nhanh hơn nhiều so với doanh thu, khả năng đây là các khoản phải thu nhưng tiền vẫn chưa về doanh nghiệp.

Nếu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền trong hoạt động kinh doanh có dấu hiệu giảm, ngay cả khi thu nhập ròng đang tăng thì nhà đầu tư cần cảnh giác bởi điều này cho thấy doanh thu tăng nhưng doanh nghiệp không thu được tiền về.

6. Chỉ số P/S như thế nào là tốt?

Chỉ số P/S như thế nào là tốt?

Không có một giá trị tuyệt đối cho chỉ số P/S

Như đã phân tích ở trên, hệ số P/S được nhà đầu tư dùng để đánh giá xem một doanh nghiệp có đang được định giá đúng không hay đang bị cao hoặc thấp so với giá trị thực, từ đó tìm kiếm cơ hội đầu tư trong thị trường ngành có tốc độ tăng trưởng cao.

Chỉ số P/S sẽ phản ánh chính xác mức giá mà thị trường sẵn sàng chi trả cho 1 đồng doanh thu của doanh nghiệp. Đối với những ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh từ 15-20%/năm hoặc cao hơn, nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số P/S để tìm kiếm cơ hội.

Nếu chỉ số P/S của doanh nghiệp đang thấp hơn trung bình ngành hoặc có chỉ số thấp hơn đối thủ nhưng lại đang tăng trưởng và không ngừng cải thiện thị phần qua các năm thì có thể hiểu là doanh nghiệp đang chịu thua lỗ để tiếp tục tái đầu tư trong tương lai. Đây chính là cơ hội tốt để nhà đầu tư tham gia vào quá trình phát triển của doanh nghiệp.

7. Cách sử dụng chỉ số P/S trong đầu tư chứng khoán

Trong đầu tư chứng khoán, nếu biết vận dụng tốt hệ số P/S, nhà đầu tư sẽ có đánh giá đúng mức về doanh nghiệp và không bỏ lỡ cơ hội vàng.

Nếu doanh nghiệp có hệ số P/S thấp trong khi doanh thu tăng trưởng đều, có nghĩa là doanh nghiệp bị thị trường định giá thấp. Lúc này, nên mua cổ phiếu của doanh nghiệp để đợi cơ hội trong tương lai. Ngược lại nếu P/S quá cao có thể là doanh nghiệp đang bị định giá cao hơn giá trị thực tế thì cần cân nhắc kỹ.

Các chuyên gia đầu tư chứng khoán cho rằng, nên so sánh chỉ số P/S qua các thời kỳ và kết hợp với các chỉ số khác (P/E, P/B) để so sánh các doanh nghiệp với nhau. Nếu xét đến yếu tố lợi nhuận, doanh nghiệp có P/S thấp hơn quá khứ (hoặc đối thủ cạnh tranh) thì nên đầu tư.

Doanh nghiệp có làm ăn hiệu quả, xu hướng ngành nghề ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, bền vững ⇒ P/S cao.

Doanh nghiệp cao hoạt động kinh doanh rủi ro cao, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu nhiều ⇒ P/S thấp.

P/S của doanh nghiệp sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, quy mô, cấu trúc, chiến lược hoạt động... Nhà đầu tư không nên chỉ dựa vào chỉ số này mà bỏ qua cơ cấu chi phí hay cấu trúc nợ.

P/S là chỉ số hữu ích để tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt. Với những thông tin trên, TOPI hy vọng bạn đã hiểu hơn về chỉ số P/S và vận dụng hiệu quả để đầu tư trong thị trường chứng khoán.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon