Muốn trở thành chuyên gia tài chính thực thụ, bạn cần phải tự kiểm soát tốt tài chính cá nhân và am hiểu các kỹ năng đầu tư hiệu quả. Tham khảo ngay 5 cách để trở thành chuyên gia tài chính 4.0 nhé.
I. Chuyên gia tài chính là gì?
Khái niệm chuyên gia tài chính dùng để chỉ những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân, người am hiểu chuyên sâu về quản lý dòng tiền cá nhân, kiểm soát chi tiêu và hoạch định mục tiêu, kế hoạch tài chính cho tương lai.
Nhiều người nhầm lẫn giữa chuyên gia tài chính và chuyên gia phân tích tài chính. Một chuyên gia phân tích tài chính có thể học quản trị tài chính, tìm hiểu tình hình kinh tế vĩ mô và các hoạt động, nghiệp vụ liên quan đến tài chính doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay, TOPI sẽ nói về chuyên gia tài chính cá nhân, tức là một người thành thạo trong việc quản lý tài chính cho một cá nhân.
Vì sao bạn cần trở thành chuyên gia tài chính cho bản thân mình? Câu trả lời là bạn sẽ chuyên nghiệp hơn trong việc quản lý chi tiêu, tích lũy và đầu tư. Điều này không phải ai cũng làm được nhưng bạn hoàn toàn có thể tự mình rèn luyện.
Chuyên gia tài chính là người am hiểu cách quản lý tài chính cá nhân
Bất cứ ai cũng cần học những kỹ năng cần thiết để trở thành chuyên gia tài chính cho bản thân mình, làm chủ đồng tiền và hoạch định kế hoạch cho tương lai.
Ngày nay, nhiều bạn trẻ loay hoay tìm kiếm các giải pháp để thoát khỏi vòng xoáy nợ nần, thiếu thốn tiền bạc. Rất dễ nhận thấy kỹ năng quản lý chi tiêu của nhiều người không tốt dẫn đến việc đầu tháng sống rất vương giả nhưng cuối tháng sẵn sàng ăn mì gói hoặc vay tiền để chi tiêu, khi có lương lại tiếp tục vòng tròn trả nợ.
Một chuyên gia tài chính cá nhân trước hết sẽ tự chủ được vấn đề tiền bạc, tự quản lý dòng tiền một cách linh hoạt và hiệu quả tùy theo mức thu nhập hiện có và mục tiêu cho tương lai.
Nắm rõ kỹ năng quản lý tài chính của bản thân mình là bước đầu tiên và quan trọng nhất đi đến tự do tài chính hay thực hiện ước mơ của mình.
II. Những yếu tố cần có của một chuyên gia tài chính
Đối với nhiều người, vấn đề tài chính luôn gây ra áp lực, stress vì nợ nần, thiếu tiền chi tiêu trong các tình huống cấp thiết. Để bước ra khỏi những rắc rối, mỗi người cần học hỏi để tự quản lý tài chính cá nhân như một chuyên gia.
Muốn vậy, bạn cần nắm vững các kỹ năng của một chuyên gia tài chính như sau:
1. Kỹ năng quản lý chi tiêu cá nhân
Quản lý chi tiêu cá nhân hợp lý tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện tốt. Rất nhiều người gặp vấn đề tài chính do cuồng mua sắm, nghiện du lịch… Việc sử dụng tiền không hợp lý với nguồn thu nhập dễ dẫn đến nợ nần.
Quản lý chi tiêu cá nhân theo cấp đơn giản là bạn phân chia số tiền từ nguồn thu nhập hàng tháng để sử dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất, nắm rõ tiền được sử dụng cho mục đích gì, có cần thiết hay không.
Người Nhật có cách quản lý chi tiêu khá hay, đó là sử dụng sổ Kakeibo - một cuốn sổ ghi chép lại các khoản chi tiêu trong ngày, từ những khoản nhỏ nhặt nhất. Vào định kỳ cuối tháng, bạn sẽ xem xét lại các khoản chi như: Chi cho ăn uống, chi cho tiền nhà, tiền điện, nước, chi cho giải trí, học hành, ngoại giao…
Tiếp theo sẽ phải đánh giá từng khoản chi tiêu nào đã hợp lý, khoản nào chưa hợp lý và có thể cắt giảm được. Qua từng tháng đánh giá và cắt giảm, bạn sẽ thấy mình chi tiêu khoa học hơn, số tiền kiếm được sẽ sử dụng hiệu quả hơn, đúng mục đích.
Thời đại 4.0 với công nghệ hiện đại có thể giúp bạn dễ dàng quản lý và đánh giá chi tiêu với các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân trên điện thoại hay tự lập sổ chi tiêu trên bảng excel… Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian tổng hợp thu chi cuối tháng.
Thành thạo các kỹ năng quản lý chi tiêu và đầu tư tài chính để thành chuyên gia
2. Kỹ năng quản lý ngân sách
Quản lý ngân sách tức là quản lý nguồn thu hàng tháng một cách tổng quát, toàn diện từ đó lên kế hoạch chi tiêu tiền cho các nhu cầu cá nhân, tích lũy, đầu tư hợp lý. Kỹ năng quản lý ngân sách cần phải linh hoạt ứng phó với tình trạng tài chính hiện tại.
Nếu bạn đang khởi đầu trong việc học cách quản lý tài chính cá nhân, trước tiên cần đáp ứng nhu cầu cấp thiết, xử lý các khoản nợ rồi mới bắt đầu bước vào tích lũy hay đầu tư.
Khi bạn đã ổn định tài chính, có thể phân chia và sử dụng tiền phù hợp, đảm bảo mức sống và tích lũy nhiều hơn hay lựa chọn đầu tư để sinh lời.
Việc quản lý ngân sách hợp lý sẽ giúp bạn thoát khỏi những bế tắc về tài chính và nhanh chóng đạt đến sự tự chủ tài chính cho bản thân.
Xem thêm: 10+ quy tắc quản lý tài chính cá nhân mà bạn cần biết
3. Kỹ năng hoạch định kế hoạch cho tương lai
Lên kế hoạch cho tương lai giúp bạn định hình cuộc sống, lên lộ trình phát triển để hoàn thiện. Một tương lai vô định, không có mục tiêu và kế hoạch, không biết đích đến và đường đi sẽ khiến nhiều người chi tiêu tiền vô tội vạ bởi không biết tiết kiệm để làm gì và phải tiết kiệm bao nhiêu.
Một chuyên gia tài chính 4.0 cần hoạch định kế hoạch cho tương lai gắn với những mục tiêu tài chính cụ thể và linh hoạt tùy theo nhu cầu, ước mơ, mục tiêu cuộc sống… để lên kế hoạch tài chính cho tương lai với mục tiêu cụ thể.
Xây dựng kế hoạch cho tương lai phải dựa trên thực tế tình hình tài chính hiện tại, đánh giá khả năng và thời gian đạt được. Trước tiên bạn cần phải xây dựng lộ trình tài chính: Tiết kiệm, tăng thu nhập để đạt được mục tiêu. Muốn vậy, bạn cần có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để thực hiện. Bước đầu có thể đặt ra mục tiêu nhẹ nhàng để tạo hứng khởi khi thực hiện.
Quản lý tài chính 4.0 dễ dàng hơn với nhiều app chuyên về tài chính
4. Kỹ năng đầu tư tăng thu nhập thụ động
Đầu tư để sinh lời khá khó và nó phụ thuộc vào kỹ năng cũng như thiên phú của mỗi người. Tiền không thể chỉ để tiết kiệm mà cần phải biết cách đầu tư để sinh lời, tạo ra thu nhập thụ động giúp rút ngắn thời gian đạt được mục tiêu tài chính.
Trước tiên, bạn cần phân tích khả năng làm việc của bản thân, khoảng thời gian rảnh rỗi, kỹ năng đầu tư tăng thu nhập từ đó tìm hiểu các công việc, các hình thức đầu tư phù hợp. VỚi người nhạy bén về phân tích tài chính có thể tìm hiểu thị trường chứng khoán, thử sức với việc đầu tư cổ phiếu. Với người có khẩu vị rủi ro thấp có thể tìm hiểu cách đầu tư vào vàng, bất động sản…
Mỗi người sẽ có một lợi thế, bạn cần tìm ra lợi thế của mình để đồng tiền sinh lời thay vì chỉ tiết kiệm.
III. 5 cách giúp bạn nhanh chóng trở thành chuyên gia tài chính cá nhân
TOPI xin giới thiệu với bạn 5 cách đơn giản nhất giúp bạn nhanh chóng trở thành một chuyên gia tài chính cho bản thân mình. Ngay từ bây giờ, bạn có thể bắt đầu thực hiện từ bước đầu tiên mà không gặp bất kỳ khó khăn, trở ngại nào cả.
1. Luôn rà soát chi tiêu định kỳ hàng tuần, hàng tháng
Bắt đầu từ bước cơ bản nhất là lập sổ ghi chép chi tiêu, không bỏ qua từ những khoản chi nhỏ nhất, sau đó mỗi cuối tuần, cuối tháng bạn sẽ thống kê lại xem mình đã chi bao nhiêu cho từng khoản và có thể tiết kiệm hơn không.
Điều quan trọng nhất là không được nợ nần, bạn chỉ được phép chi tiêu tối đa trong khoản thu nhập hàng tháng. Nếu bạn đang mắc nợ thì phải ưu tiên trả sạch nợ nần trước hết.
2. Lập mục tiêu và lộ trình tài chính rõ ràng trong ngắn, hạn, dài hạn
Thay vì tiết kiệm một cách mơ hồ, bạn hãy đặt ra mục tiêu cụ thể như: Cần tiết kiệm 100 triệu trong 2 năm hay cần mua 1 căn hộ 1,8 tỷ trong 5 năm tới. Khi có mục tiêu dài hạn, bạn bắt đầu chia nhỏ ra từng giai đoạn ngắn 6 tháng đến 1 năm phải tiết kiệm được bao nhiêu.
3. Không tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được
Hãy chi tiêu ít hơn số tiền mình kiếm được - đây là cách để bạn không bao giờ rơi vào vòng xoáy nợ nần dẫn đến những đau đầu về tài chính. Nếu bạn đang muốn mua một chiếc điện thoại mới nhưng các khoản chi tiêu trong tháng này của bạn đã chiếm gần hết nguồn thu thì bạn cần lên kế hoạch thay vì vay tiền để mua nếu chiếc điện thoại không thực sự giúp ích cho công việc.
Luôn ghi nhớ 5 nguyên tắc cơ bản nhất trong quản lý tài chính cá nhân
4. Tiết kiệm 10 - 15% thu nhập hàng tháng
Luôn phải có mức tiết kiệm tối thiểu hàng tháng. Mức thấp nhất là dành ra từ 10 đến 15% thu nhập của bạn để tiết kiệm, bắt đầu từ tạo quỹ khẩn cấp đề phòng rủi ro trong cuộc sống, tiếp đến là tạo các quỹ cho học hành, đầu tư…
5. Gia tăng thu nhập bằng nhiều nguồn
Con đường đi đến mục tiêu sẽ được rút ngắn nếu bạn biết cách gia tăng nguồn thu nhập, tuyệt vời nhất là tạo ra nguồn thu nhập thụ động. Hãy luôn theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch, hiểu rõ từng giai đoạn diễn ra giúp bạn chủ động khắc phục rào cản hợp lý và nhanh chạm đến mục tiêu cuối cùng, đồng thời sử dụng thêm công cụ hỗ trợ để kế hoạch tài chính có thể thực hiện dễ dàng hơn.
Sự kiên trì thực hiện kế hoạch, tránh trì hoãn, không bỏ cuộc chính là điều quan trọng nhất để trở thành một chuyên gia tài chính cá nhân 4.0. Hãy theo dõi thêm các bài viết khác của TOPI để biết các bí quyết chi tiêu hợp lý bạn nhé.