Hiện tượng “bong bóng” kinh tế còn được biết đến với tên như: Bong bóng đầu cơ, bong bóng tài chính, bong bóng thị trường, bong bóng bất động sản, speculative mania, dùng để chỉ trạng thái đáng báo động của kinh tế.
1. Bong bóng là gì?
Khái niệm “bong bóng” (Bubble) dùng để ám chỉ sự căng thẳng, mong manh, dễ tổn thương và tan vỡ.
Trong kinh tế học, hiện tượng bong bóng là chu kỳ có tính đặc trưng bởi sự leo thang nhanh chóng của giá tài sản, nối tiếp theo sau là sự giảm giá.
Bong bóng được tạo ra bởi sự tăng vọt của giá tài sản không được đảm bảo bởi các thông tin định lượng và định tính mà chỉ được thúc đẩy bởi các hành vi lạc quan quá mức của thị trường.
Mọi thứ đều dễ vỡ ở trạng thái “bong bóng”
Khi không còn nhà đầu tư nào sẵn sàng mua tài sản ở mức giá cao sẽ diễn ra một đợt bán tháo lớn khiến bong bóng vỡ.
2. Bong bóng kinh tế là gì?
Hiện tượng bong bóng kinh tế chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa/tài sản được giao dịch tăng đột biến với mức giá vô lý, không bền vững. Mức giá cao một cách thái quá này không phản ánh mức độ thỏa dụng và cũng không tuân theo lý thuyết kinh tế thông thường.
Bong bóng kinh tế xuất hiện khi có hiện tượng đầu cơ các tài sản cơ sở, đẩy giá lên cao khiến cho mọi người lại càng tiếp tục đầu cơ hơn nữa. Theo sau bong bóng kinh tế luôn là cú giảm giá đột ngột. Cú giảm này gọi là thị trường sụp đổ hay "bong bóng vỡ".
Giá cả trong giai đoạn bong bóng kinh tế vô cùng hỗn loạn
Từ giai đoạn bong bóng phình to đến khi bong bóng nổ đều là kết quả của hiện tượng "phản ứng thuận chiều". Đa số những người tham gia thị trường đều phản ứng đồng nhất với nhau. Trong giai đoạn bong bóng kinh tế, giá cả luôn biến động thất thường, hỗn loạn và gần như không thể dựa vào cung cầu để dự đoán.
3. Cách thức hoạt động của bong bóng kinh tế
Cơ chế của bong bóng kinh tế thường được giải thích bằng "lý thuyết về kẻ ngốc hơn", nó giải thích hành vi của những người tham gia vào thị trường với sự lạc quan thái quá (đây gội là những “anh ngốc”).
Những anh ngốc sẵn sàng mua những hàng hóa được định giá quá cao, hy vọng sẽ bán được nó cho một kẻ tham lam khác (kẻ ngốc hơn) ở một mức giá cao hơn nhiều.
Chứng nào anh ngốc này vẫn tìm được kẻ ngốc hơn thì bong bóng sẽ tiếp tục phình to thêm. Bong bóng sẽ kết thúc khi kẻ cuối cùng trả giá cao nhất cho thứ hàng hóa được định giá quá cao và trở thành kẻ ngốc nhất, không thể tìm được người mua nào khác. Đây là lúc bong bóng vỡ.
Bong bóng vỡ khiến giá cả tụt giảm thê thảm
4. Các giai đoạn của bong bóng kinh tế
Trong nền kinh tế, thị trường bất động sản, chứng khoán hay các lĩnh vực kinh doanh, bong bóng hình thành từ sự thay đổi trong hành vi của nhà đầu tư thế nhưng điều gì gây ra sự thay đổi trong hành vi này thì chưa có câu trả lời cụ thể.
Hyman P. Minsky - Nhà kinh tế học người Mỹ nghiên cứu và giải thích sự phát triển của bất ổn tài chính và đặc điểm của các cuộc khủng hoảng tài chính. Mô hình bong bóng kinh tế sẽ trải qua 5 giai đoạn:.
Giai đoạn 1: Dịch chuyển
Lúc này, các nhà đầu tư nhận thấy một mô hình mới rất tiềm năng, một sản phẩm hoặc công nghệ mới, hoặc lãi suất thấp lịch sử. Đây là những yếu tố thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
Giai đoạn đầu bong bóng có nhiều cảm xúc tích cực
Giai đoạn 2: Bùng nổ
Khi giá bắt đầu tăng, các nhà đầu tư có thêm động lực khi thấy nhiều nhà đầu tư khác ồ ạt tham gia vào thị trường. Điều này tạo tiền đề cho sự bùng nổ, nhiều người bắt đầu mua tài sản để đầu cơ.
Giai đoạn 3: Niềm hạnh phúc
Khi sự giá tài sản tăng vọt, các nhà đầu tư hưng phấn và bỏ qua sự thận trọng cần thiết để giữ an toàn.
Giai đoạn 4: Lợi nhuận
Rất khó để đoán định được khi nào bong bóng vỡ. Bất kỳ ai có thể nhận định những dấu hiệu cảnh báo bong bóng vỡ sẽ bán bớt các vị thế để kiếm tiền.
Giai đoạn 5: Hoảng loạn
Khi giá tài sản liên tục giảm, các nhà đầu tư muốn thanh lý chúng bằng mọi giá. Lúc này, cung vượt quá cầu khiến giá tiếp tục sụt giảm.
Bong bóng vỡ khiến nhiều người rơi vào hoảng loạn
5. Ảnh hưởng của bong bóng kinh tế lên thị trường chung
Các nhà kinh tế học nhìn nhận bong bóng kinh tế tác động tiêu cực lên nền kinh tế do các nguồn lực được phân bổ vào những mục đích không tối ưu. Khi bong bóng nổ, nó có thể gây thiệt hại cho một khối lượng của cải khổng lồ kéo theo bất ổn kinh tế. Hậu quả của bong bóng kinh tế là rất lớn, thậm chí có thể lan ra các quốc gia xung quanh.
Bong bóng kinh tế cũng ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng. Mọi người có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn vào những tài sản định giá cao vì họ cảm giác giàu hơn. Nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Ngân hàng Trung ương là phải lưu ý đến sự tăng giá bất thường của thị trường và nhanh chóng đề ra các giải pháp để ngăn chặn tình trạng đầu cơ quá mạnh đối với các tài sản tài chính.
Bong bóng kinh tế được biết bằng lý thuyết về kẻ ngốc hơn
Thế nhưng đối với thị trường chứng khoán, rất khó để phân biệt hiện tượng bong bóng với sự lên giá thông thường, người ta chỉ có thể biết khi nó xảy ra, tức là khi bong bóng vỡ.
6. 3 vụ bong bóng kinh tế chấn động nhất
Trong lịch sử tài chính thế giới ghi nhận 3 vụ bong bóng kinh tế chấn động nhất, ảnh hưởng đến toàn cầu. Bong bóng đầu cơ đầu tiên ghi nhận tại Hà Lan từ năm 1634 đến 1637, được coi là bài học minh họa áp dụng cho thời hiện đại. 2 vụ bong bóng tiếp theo là bong bóng dot-com năm 1990, bong bóng nhà đất từ 2007 - 2008.
Bong bóng kinh tế lần đầu xảy ra tại Hà Lan từ thế kỷ 17
Bong bóng Tulip Mania - Hội chứng hoa tulip
Đây là bong bóng kinh tế đầu tiên được ghi lại trong lịch sử. Hoa tulip (uất kim hương) khi ấy mới xuất hiện tại châu Âu, nó là mặt hàng hiếm. Các chủng loại hoa tulip được săn lùng như một món hàng xa xỉ, tạo nên cơn sốt hoa tulip.
Đặc biệt, có nhiều chủng loại hoa tulip với nhiều hiệu ứng màu sắc, đường nét phức tạp, sống động được chào đón đến công chúng (sau này người ta mới phát ra hiệu ứng này do hạt giống hoa bị nhiễm virus phá màu sắc trên hoa). Người ta đặt những cái tên cao quý cho từng loại và bán với giá “trên trời”.
Tháng 2/1637, cơn sốt hoa tulip lên đến đỉnh điểm khi một củ hoa tulip đơn lẻ được bán với giá cao hơn 10 lần thu nhập hàng năm của một nghệ nhân lành nghề. Có người sẵn sàng trả 5 ha đất chỉ để được sở hữu 1 củ tulip. Thậm chí, những người mua đầu cơ còn sẵn sàng ký hợp đồng trước để mua hoa tulip vào cuối mùa (dạng hợp đồng tương lai), toàn bộ hoạt động kinh doanh diễn ra không thông qua Sở giao dịch chính thức của Hà Lan.
Hậu quả của bong bóng luôn rất nghiêm trọng với nền kinh tế
Tháng 2/1637, giá hợp đồng giao nhận củ hoa tulip đột ngột tụt dốc (một phần do bệnh dịch hạch ở châu u), việc giao nhận bị đình trệ, thị trường bắt đầu sụp đổ. Các nhà buôn hoảng loạn khi giá củ tulip chỉ còn 1% so với trước, thậm chí thấp hơn. Lợi nhuận ảo trên giấy tờ bị xóa sạch. Hội chứng hoa tulip kết thúc nhanh như lúc bắt đầu.
Bong bóng dot-com
Dotcom bubble là bong bóng của thị trường chứng khoán Mỹ vào thập niên 90, khi cổ phiếu của những công ty công nghệ cao, công ty hoạt động trên internet với tên miền “.com” bị đầu cơ quá mức dẫn đến sụp đổ.
Hiện tượng bong bóng Dotcom còn được gọi là hiện tượng của sự thịnh vượng bất thường bởi nó góp phần tạo nên sự thịnh vượng về kinh tế ở Mỹ vào những năm cuối thập niên 90.
Bong bóng dot-com bắt đầu với giá chứng khoán tăng vô lý
Nguồn gốc của sự việc này là năm 1989, World Wide Web ra đời, mở ra kỷ nguyên mới của công ty khởi nghiệp dựa trên internet và công nghệ, tiếp tục đà tăng trưởng. Sự chú ý của giới truyền thông và giới đầu tư đổ dồn vào công ty Dotcom tạo nên hiệu ứng bong bóng khổng lồ.
Năm 2002 bùng nổ internet, quá nhiều nhà đầu tư đổ tiền mua cổ phiếu công ty internet cho đến lúc công ty này phá sản khiến nhà đầu tư mất sạch tiền. Sau sự kiện đó, công ty nào trụ lại được sẽ tiếp tục phát triển đến hôm nay và được định giá đến vài tỷ USD.
Bong bóng bất động sản Hoa Kỳ
Sự kiện này đã ảnh hưởng đến hơn một nửa số bang ở Mỹ vào giữa những năm 2000, trong đó một phần là kết quả của bong bóng dot-com. Khi dot-com sụp đỏ, giá bất động sản bắt đầu tăng đột biến, kết hợp với lãi suất giảm, điều kiện tín dụng dễ dãi khiến mọi người đều muốn vay tiền để sở hữu nhà.
Bong bóng bất động sản khiến giá nhà ở Hoa Kỳ giảm suốt 6 năm
Các khoản thế chấp có lãi suất có thể điều chỉnh với lãi suất thấp được yêu thích. Nhiều người bắt đầu mua nhà, chuyển nhượng để kiếm lời. Khi thị trường chứng khoán tăng trở lại, lãi suất cũng tăng khiến các khoản thế chấp phải trả lãi cao hơn. Lúc này, giá trị nhà sụt giảm nghiêm trọng dẫn đến việc bán tháo.
Bài học từ bong bóng nhà đất năm 2008 đến nay vẫn còn được nhắc lại như một bài học giá trị, khiến chính phủ Mỹ phải xem xét điều chỉnh các tiêu chuẩn của ngành tín dụng, ngân hàng.
Có thể nói hiện tượng bong bóng kinh tế cực kỳ nguy hiểm, để lại gánh nặng cho nền kinh tế, thậm chí vượt qua biên giới quốc gia. TOPI hy vọng các nhà đầu tư có thể tỉnh táo để nhận diện hiện tượng bong bóng để không trở thành nạn nhân khi bóng vỡ.