Facebook Topi

27/10/2022

Bài dự thi của Vu Nguyen Ha Anh

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Các nội dung chính

ĐẦU TƯ TUỔI 20

“Khi học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện”

Theo học ngành Tài chính – Ngân hàng khi còn ngồi trên giảng đường đại học và cũng đã đi làm trong ngành Tài chính vài năm nhưng phải thừa nhận là mình chưa từng tiếp cận kiến thức phù hợp liên quan đến Quản lý tài chính cá nhân. Sự thật là trước giờ mình chưa từng rơi vào trạng thái rỗng túi, cũng chưa từng vay nợ quá nhiều trừ khoản vay tiêu dùng mua laptop thời mới ra trường. Bản thân mình chưa từng bất an về tài chính, cũng chưa từng suy nghĩ nghiêm túc về việc mình có đang sử dụng số tiền mình kiếm được đã hợp lý hay chưa. Quãng thời mình mới ra trường, hầu như mọi sự quan tâm của mình chỉ dành cho công việc, và cách mình hành xử với số tiền mình kiếm được đơn giản chỉ là chia lương thành 3 phần, 1 phần mình dùng để chi trả các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu, 1 phần mình dùng để phục vụ cho việc học tập/thi cử chứng chỉ nghề nghiệp của mình, phần còn lại lúc mình bỏ tiết kiệm, lúc lại rút ra một ít để mua cổ phiếu bạn bè chỉ cho trong các buổi cà phê cuối tuần. Là người mới bắt đầu quan tâm đến đầu tư tài chính, mình cũng đã được bạn bè phím hàng mua cổ phiếu, mà mãi sau này mình mới biết những mã ấy là cổ phiếu penny, giá chỉ bằng cốc trà đá nhưng lũ bạn hứa hẹn là nó sẽ lên cao vút và tài khoản sẽ sớm x2,x3. Thế nhưng cực chẳng đã, tài khoản của mình âm nặng sau khoảng 3 tháng đầu tư, tiếc tiền nên mình rút hết số tiền còn lại ra bỏ ngân hàng. Từ độ ấy mình không thích thú lắm với các lời mời chào đầu tư từ bạn bè, mà cũng chẳng mặn mà với đầu tư tài chính nữa.Ở những năm đầu tuổi trẻ, mình đóng chặt tư duy của mình lại trước các kiến thức và thông tin liên quan tới Quản lý tài chính cá nhân, thậm chí e sợ khi bỏ tiền đầu tư tài chính.

Chỉ khi đại dịch Covid-19 diễn ra, mình đổi một công việc làm từ xa, cho phép mình ở nhà, đi đây đó nhiều hơn nên mình có thêm đôi chút thời gian dành cho bản thân so với chuỗi ngày bận rộn công ty – nhà – công ty. Mình active nhiều hơn trên các mạng xã hội, tìm lại nick Facebook của mấy đứa bạn, tiện tay lướt trên trang cá nhân của bạn bè để cập nhật tình hình, đứa đã lấy chồng sinh con, đứa nhảy việc vì công ty lâm vào cảnh khó khăn, buộc phải đóng cửa. Thế rồi bài đăng của Quyên Anh đập vào mắt mình với tiêu đề được viết hoa “QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN Ở TUỎI 29”. Giới thiệu nhanh về Quyên Anh, mình quen khi học chung một vài môn, sau khi tốt nghiệp đại học, Quyên Anh làm cùng một lúc 2 công việc trái ngành, bạn có một cửa hàng bánh ngọt online ngoài công việc fulltime tại bộ phận nhân sự ở một công ty về phần mềm. Trong bài viết, Quyên Anh chia sẻ cách bạn quản lý mô hình kinh doanh của bạn, kết hợp với xây dựng nguồn lực tài chính tự thân thông qua kế hoạch sử dụng tiền nhàn rỗi đem đầu tư tài chính. Thậm chí, Quyên Anh còn lên kế hoạch rất chi tiết về mục tiêu mua nhà năm 35 tuổi của bạn, chi tiết đến từng tháng/năm. Mình đọc như nuốt từng chữ vào trong, cố gắng nhớ lại trong quá khứ và nhẩm đếm liệu mình đã mắc phải bao nhiêu sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân mà Quyên Anh đã chỉ ra ở cuối bài viết.

Không những lập được các kế hoạch nhằm theo đuổi mục tiêu cụ thể, Quyên Anh còn giới thiệu nhiều tới các sản phẩm tài chính phù hợp với người mới bắt đầu quan tâm đến đầu tư tài chính, cụ thể là Chứng chỉ quỹ mở. Đó cũng là lần đầu tiên mình biết tới Chứng chỉ quỹ mở, ôi thì ra mình đã nghe tới tên của các Công ty quản lý quỹ mở ấy rất nhiều lần trên báo đài nhưng chưa một lần mảy may tìm hiểu thêm về chúng. Quyên Anh đã khai sáng cho mình lần nữa, thúc giục mình cất công tìm hiểu để tập tành đầu tư lần hai.

“Hôm nay phải mở mang”

Mình nhận ra là dù có đã/đang/sẽ học tập trong lĩnh vực liên quan/không liên quan đến tài chính, bạn và mình đều cần nâng cao nhận thức và được trang bị các kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và thậm chí, áp dụng các nguyên tắc ấy để dần hình thành một tâm lý vững trước khi đưa ra các quyết định tài chính quan trọng. Thời gian đầu tiên tiếp cận Tài chính cá nhân, mình cố gắng đọc tất cả các tài liệu mình tìm thấy trên mạng, hầu hết các bài viết đều có những chia sẻ rất hữu ích và dễ hiểu, mỗi lần đọc xong, mình đều ghi tóm tắt lại các ý chính và tự hình thành thói quen từ các nguyên tắc mình học được, bắt đầu từ Quản trị dòng tiền, Lập kế hoạch đầu tư định kỳ để sử dụng tiền nhàn rỗi một cách phù hợp. Mình cũng đã học thêm từ Quyên Anh về cách thiết lập một kế hoạch dài hơi chi tiết (1-3 năm) để theo đuổi mục tiêu tài chính lớn- đối với mình thì là đặt cọc căn nhà đầu tiên sau 3 năm nữa. Sau thời gian tìm hiểu về khái niệm, các thuật ngữ và các nguyên tắc chung, mình bắt đầu thực hành các thói quen đơn giản như Quản trị dòng tiền, theo dõi tình hình tài sản/nợ và tìm kiếm các sản phẩm đầu tư minh bạch, có hiệu suất tốt

Và rồi Quyên Anh mách mình ứng dụng TOPI, một nền tảng fintech ra đời để giải quyết cả 3 bài toán của mình. Mình sử dụng TOPI mới hơn 1 tháng nhưng thấy ứng dụng rất tiện lợi. Ngoài ra do bệnh nghề nghiệp nên mình soi khá kỹ và hoàn toàn hài lòng quyền & phạm vi của người dùng ứng dụng TOPI. Cụ thể:
- TOPI là một nền tảng fintech mà bạn có thể sử dụng như một sổ tay điện tử để quản lý tài chính/tài sản của bản thân. Bạn sẽ không cần phải ghi chép sổ tay, nhớ nhớ quên quên như mình ngày xưa nữa. Chỉ cần một vài thao tác là bạn sẽ luôn cập nhật được tình hình tài chính của mình nhanh nhất.

- TOPI xác định số tiền nhàn rỗi hàng tháng của bạn và khuyến khích bạn xác định Hồ sơ rủi ro để bạn bắt đầu tìm kiếm các sản phẩm tài chính phù hợp để đầu tư nhằm gia tăng vốn. Trước đây mình đầu tư định kỳ vào Chứng chỉ quỹ mở của Dragon Capital, VinaCapital và phải theo dõi chúng trên 2 ứng dụng khác nhau, điều này ban đầu không gây cho mình nhiều rắc rối, nhưng khi sử dụng TOPI, mình cảm thấy vô cùng hài lòng và đề xuất với bạn bè mình sử dụng TOPI để thay thế cho việc theo dõi phân tán ở nhiều ứng dụng khác nhau. Khi thực hiện đầu tư Chứng chỉ quỹ trên TOPI, các sản phẩm bạn đầu tư đều thuộc quyền sở hữu của bạn như khi bạn mua chính thức với Quỹ, do đó không có chuyện app giải tán thì tiền của bạn sẽ biến mất đâu nhé. Điều này chỉ cần chú ý các bước ký tá, quy trình đầu tư là bạn sẽ xác nhận được điều mình nói nhé

- TOPI còn có tính năng lập kế hoạch rất hay (Kế hoạch nghỉ hưu, Kế hoạch Tự do tài chính, Kế hoạch mua nhà, Kế hoạch mua xe) để bạn tham khảo và linh động thay đổi theo tình hình tài chính. Tuy nhiên mình vẫn khuyên các bạn nên kỷ luật trong Quản lý tài chính cá nhân để có thể đạt được mục tiêu của chính bạn sớm nhất nhé. Sau khi thông báo về kế hoạch chi tiết, TOPI còn khuyến nghị tỷ trọng các lớp tài sản chi tiết phù hợp với hồ sơ rủi ro của bạn để bạn bắt đầu đầu tư ngay

Mình đã đợi đến năm 29 tuổi mới sẵn sàng mở rộng tư duy đón nhận kiến thức về Quản lý tài chính cá nhân. Hy vọng bạn trẻ nào đó sẽ có thể nắm bắt được thông điệp hữu ích nào đó trong bài viết để phát triển bản thân tốt hơn. Cảm ơn Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam

#InvestAt20 #VWA #DauTuTuoi20

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022
logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon