Facebook Topi

27/10/2022

Bài dự thi của Sơn Phạm

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Các nội dung chính

ĐẦU TƯ TUỔI 20

Xin chào, mình là Sơn, hiện đang là tư vấn bảo hiểm nhân thọ full time.

Ngược dòng thời gian về những năm 2016, khi vừa tốt nghiệp giảng đường đại học, mình đã có thời gian tiếp xúc với công việc bảo hiểm (bán thời gian) khi chờ tin tuyển dụng từ các công ty theo đúng chuyên nghành kỹ thuật. Sau nhiều năm làm kỹ thuật, sau đó chuyển qua làm sale B2B, thì vừa qua mình đã quyết định trở lại làm bảo hiểm.

Nhờ các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư - ILP ra đời và phát triển, từ đó tạo động lực để mình tự học lại về tài chính cá nhân, trau dồi nhiều hơn kiến thức về kinh tế vĩ mô, kiến thức đầu tư để phát triển trong chính công việc hiện tại. Hơn nữa là giúp ích cho chính bản thân trong việc hoạch định tài chính cá nhân và nên những kế hoạch tài chính dài hơi một cách hoàn toàn nghiêm túc. (Nguồn học thì từ chính Cộng đồng cố vấn tài chính, thầy Võ Đình Trí, thầy Hồ Quốc Tuấn…)

Những bài học mình rút ra trong quá trình học tập và làm việc cũng chính là những điều mình mong muốn được biết sớm hơn nếu được quay lại 10 năm trước để áp dụng. Và đây là ba điều mình mong muốn được biết sớm hơn về tài chính cá nhân và đầu tư.

1. TƯ DUY VỀ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN.

Mình biết đến tài chính cá nhân các lớp đào tạo về bảo hiểm, nhưng chỉ cơ bản ở mức độ đủ để hiểu bảo hiểm là một công cụ để tiết kiệm và bảo vệ, một dạng của quỹ dự phòng. Nhưng sau khi đi làm chính thức tại các công việc chuyên về kỹ thuật, mình đã bỏ qua các kiến thức đó cũng như không có cơ hội đào sâu và vận dụng từ sớm. Trong công việc, mình cũng được va chạm nhiều với các kiến thức kinh tế, nhưng dù sao đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Tư duy về tài chính cá nhân, hiểu sâu hơn là tư duy về các lớp tài sản, cách thiết lập và vận hành các quỹ tài chính (quỹ khẩn cấp, quỹ kế hoạch, quỹ đầu tư…), cùng với đó là lựa chọn các công cụ để có thể thiết kế và vận hành các quỹ này một cách tốt nhất có thể.

Một tư duy đúng về tài chính cá nhân là thứ đầu tiên và quan trọng nhất cần học trước khi đầu tư và xác định các mục tiêu tài chính xa hơn, vì nó là nền tảng để xây dựng những kế hoạch của bạn: khi nào thì nên đầu tư? khi nào thì chưa nên đầu tư? quỹ phòng thủ bao nhiêu là đủ? điều kiện cần và đủ để bắt đầu đầu tư là gì? Đừng thấy quảng cáo là ai cũng có thể đầu tư với xxx số tiền rồi bạn cũng lao theo. Đầu tư chỉ với 50k, 100k,... với mình đấy không phải là đầu tư - mình từng mở tài khoản ở Finhay nhưng lại thôi. Nếu không muốn tự tìm hiểu thì có thể đi học Wealth Intelligence - AFP.

Mình hiểu đó đều là những điều cơ bản nhưng nếu tư duy sai, tư duy không đúng hoặc không đủ thì bạn hoàn toàn có thể bỏ qua các cơ hội để có thể tiến xa, và đắt hơn là có thể phải trả giá cho các sai lầm cơ bản, anh họ của mình vì không chuẩn bị một quỹ dự phòng khẩn cấp mà phải bán đi rất nhiều các tài sản đầu giá trị với một mức giá rẻ để cứu lấy bản thân.

2. HỌC VÀ HIỂU VỀ KINH TẾ.

Mình nghĩ kinh tế là một môn học mà tất cả các học sinh đều cần học. Từ việc hiểu cách vận hành của nền kinh tế, đến phân tích thị trường, các vấn đề ảnh hưởng đến lạm phát và hơn nữa là cách kế toán chính các khoản thu chi để cân đối tài chính của mình.

Hiểu về bussiness cycle sẽ giúp bạn xác định được động lực phát triển của các ngành trong các chu kỳ:

Early cycle - Mid cycle - Late cycle - Recession cycle.

Cộng thêm các phương pháp phân tích sẽ giúp bạn tìm ra doanh nghiệp tốt và mức giá tốt để xuống tiền.

Những điều này giúp bạn hiểu rõ hơn những gì mình đang đầu tư và không bị Fomo theo thị trường, nhất là với các danh mục đầu tư dài hạn có giá trị cao. Trong cộng đồng cũng có các cuộc thi phân tích cổ phiếu, bạn có thể tham khảo và đầu tư theo. Nhưng với mình, khi bạn đầu tư thì bạn vẫn luôn cần hiểu (không nên mắc nợ kỹ thuật)

3. ĐẦU TƯ TỪ NHỮNG GIÁ TRỊ NHỎ.

Gần đây mình mới đầu tư, cụ thể là bất động sản, một business nhỏ ngoài công việc tư vấn, và cổ phiếu. (business mình coi là một dạng đầu tư chứ không phải công việc)

Mình có tiếp xúc nhiều nhà đầu tư và thị trường khá sớm, bạn thân của mình cũng là một tay trade coin khá cừ. Nhưng bằng một cách “thần thánh” nào đó thì mình lại không đầu tư. Cũng có thể mình không thích thú và không quan tâm, vì công việc của mình phụ trách nhiều về mảng kỹ thuật và quản lý, dù có biết nhưng không hiểu sâu và quan tâm thì cũng rất khó để hành động.

Tất cả những gì mình có đó là mở tài khoản tiết kiệm từ thu nhập. Một thời gian dài sau thì mình mới bắt đầu mua thêm vàng, nhưng cũng không nghĩ đấy là khoản đầu tư mà chỉ mà tích lũy mà thôi. 90% vẫn là tiền gửi ngân hàng.

Thế là mình cũng mất đi những cơ hội để tận dụng được lãi kép từ sớm. Về sau mình có chuyển tiền gửi thành dạng cộng dồn gốc và lãi, từ đó thì hiểu về lãi kép.

Cũng nên đặt vào bối cảnh khi đó, những người cùng thời mình thì nếu không học chuyên kinh tế thì cũng rất ít người hiểu về lãi kép và quan trọng hơn là các công cụ đầu tư khi đó là còn rất thô sơ, thông tin thị trường còn thiếu nhiều và các chứng chỉ quỹ không bùng nổ như bây giờ. Sự lựa chọn gần như không có nhiều.

Giờ thì bạn có nhiều phương tiện để đầu tư từ nhỏ: như mua chứng chỉ quỹ qua Topi hoặc đầu tư từ chính bảo hiểm cũng được (tiện vừa là quỹ phòng thủ, vừa đầu tư luôn),...

Và với một người hướng nội thì mình luôn có những xu hướng lựa chọn an toàn cao, nếu không hiểu mình sẽ không hành động. Kết quả đánh giá từ app Topi cũng đúng với điều đó.

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

1. THIẾT LẬP VÀ VẬN HÀNH CÁC QUỸ TÀI CHÍNH.

Với mình, đây là điều quan trọng và cần được liên tục phát triển dù ở bất kỳ giai đoạn thịnh vượng nào mà bạn đang đạt được. Mục tiêu là làm đầy hơn các quỹ và mở rộng danh mục đầu tư hơn trước.

Quỹ phòng thủ: Trước đây mình nắm giữ tiền mặt và vàng (những thứ tanh khoản cao), nhưng hiện tại mình đã dùng chính gói bảo hiểm làm công cụ xây dựng quỹ phòng thủ vì giá trị bảo vệ đủ lớn trong hầu hết các trường hợp. điều đó giúp mình yên tâm để tìm kiếm các danh mục đầu tư khác.

Quỹ kế hoạch và đầu tư: Mình setup quỹ này thuộc gắn và trung hạn 3-5 năm, danh mục đầu tư chủ yếu là các cổ phiếu blue chip (tính mình hướng nội), hiện tại mình cũng đang mở rộng thêm danh mục từ việc đầu tư dựa hơi vào các quỹ. Tất nhiên bạn có thể mạo hiểm hơn.

2. GIA TĂNG CỔ PHIẾU, CHỨNG CHỈ QUỸ VÀ BUSINESS

Việc gia tăng chứng chỉ quỹ, cổ phiếu và đầu tư vào business cùng là cách mà các tỷ phú thể giới đang thực hiện. Mình nghĩ, không cần cố ngắng sáng tạo thêm làm gì nữa, thay vào đó thì nên tập trung phân tích tối ưu hiệu quả và danh mục đầu tư.

Khi tham gia cộng đồng, mình mới có ý thức hơn về việc xây dựng các tài sản vô hình có giá trị lớn như xây dựng nội dung, tác quyền... mình vẫn đang tìm hiểu, nhưng trước hết thì cứ tập trung vào các công việc mình có thể tạo ra giá trị cao nhất đã, vì có tiền thì mới đầu tư được.

3. NGHỈ HƯU NHƯ MỘT KỲ LÂN

Ngày trước mình chỉ nghĩ cố gắng đi làm rồi nghỉ hưu rủng rỉnh, nhưng suy nghĩ đấy chung chung quá, và cũng rất khó để thực hiện, đâm ra chỉ có gửi tiết kiệm và mua thêm vàng là chính, chứ không có sự chủ động.

Mình xem được video của anh Tuấn và anh Long về tự do tài chính thì cũng tự mày mò tìm hiểu thêm, sau khi có mục tiêu cụ thể thì sẽ biết được những khuyết điểm của bản thân và tìm cách khắc phục. Mình cũng học quan điểm của các anh, tự do tài chính là một hành trình dài.

Hiện nay, để thực hiện kế hoạch này, mình chỉ lựa chọn đầu tư theo quỹ mở tại chính gói bảo hiểm ILP của mình (vì nó đảm bảo được yếu tố kỷ luật và lãi kép) song song với đó là nắm giữ nhiều hơn các bất động sản.

Nếu tự tin đầu tư cổ phiếu tốt thì có thể tự do tài chính sớm.

Mình không đầu tư coin, vì mình chưa thích nó (dù mình có hiểu về nó)

Hiện nay, các cộng đồng đã phát triển mạnh, kiến thức rất nhiều và cũng nhiều nơi để các bạn trẻ có thể đầu tư. Rất hy vọng các bạn sẽ nắm bắt được những điều thiên thời, địa lợi để phát triển hơn nữa.

#InvestAt20 #VWA #DauTuTuoi20

Link bài dự thi

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022
logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon