Sự thật 4 loại “tài sản trụ cột” của tầng lớp thượng lưu và giàu có.
“Người giàu thì tập trung vào tài sản.
Người nghèo thì tập trung vào việc kiếm tiền”.
Đây có lẽ là vấn đề lớn nhất để biết được người giàu sẻ làm gì để có sự giàu có và người nghèo thì ngược lại. Vậy câu hỏi đặt ra, người giàu đã xây dựng tài sản của mình như thế nào? và có bao nhiêu loại?, Và loại nào là cốt lõi?.
Tất cả những câu hỏi trên sẻ được giải đáp với quý anh chị trong bài viết này.
-
Thu nhập ổn định dòng tiền.
Khoan đã nào bạn đừng vội bỏ qua chứ, “thu nhập ổn định” và “thu nhập ổn định dòng tiền” là hoàn toàn khác nhau nhé.
Thu nhập ổn định: Đúng nghĩa là bạn có thể tìm được một công việc nào đó có thể là công nhân, kỹ sư, văn phòng hoặc nhân viên kinh doanh… Và từ những công việc đó bạn sẻ được “trả lương” đều đều vào những ngày cuối tháng.
Thu nhập ổn định dòng tiền: Đơn giản chỉ là bạn sẽ có thu nhập đều đặn hàng tháng, hàng năm mà bạn không cần bỏ quá nhiều công sức ra để làm việc hoặc có thể là bạn không phải làm việc. Nó còn được gọi với cái tên mỹ miều “thu nhập thụ động”, bạn có thể tạo ra thu nhập này bằng cách kinh doanh, vận hành, cho thuê, đầu tư… Nhiều cách lắm bạn.
Và “thu nhập thụ động này” cũng là một cái bẫy rất lớn đã làm nhiều người “mất tiền”. Vậy nên bạn hãy tìm hiểu kỹ về câu chuyện này nhé, đặc biệt trước khi bạn nhận được thành quả mong đợi thì bạn cũng phải “cày sấp mặt” mới có.
2. Quỹ quản lý rủi ro.
bạn có đồng ý với tôi rằng bạn không thể biết ngày mai sẽ xảy ra điều gì?, cũng không thể chắc chắn rằng khi kinh doanh sẽ không có khó khăn hoặc vấp ngã, đặc biệt trong đầu tư thì lại càng có nhiều biến chuyển xảy ra. Ngoài ra còn về vấn đề “sức khỏe” của chính bạn nữa, Vậy bạn chọn “tất tay” hay chọn một phương án “dự phòng” cho trường hợp thay đổi có thể xảy ra.
Vấn đề ở đây tôi không muốn nhắc đến việc bi quan mà tôi chỉ mong muốn gửi đến bạn điều quan trọng là bạn sẽ chuẩn bị điều gì khi có sự thay đổi diễn ra, và điều gì sẽ giúp bạn thích nghi, phản ứng nhanh với sự thay đổi. Cứ 100 người giàu thì có tới 101 ông có “quỹ dự phòng rủi ro”. Tầng lớp giàu có thì họ cũng mong muốn có sự may mắn giống bạn thôi, vì là con người mà, nhưng khác biệt ở đây là việc họ “chuẩn bị chào đón sự may mắn”, còn bạn thì “trông chờ hoàn toàn vào vận may do ông trời sắp đặt”.
bạn có thể gặp may mắn 1 lần, 2 lần, nhưng người giàu thì khác họ thích có cho mình nhiều vận may hơn và để có nhiều vận may hơn thì họ quyết định thay vì “cầu nguyện, trong chờ vận may” thì họ “chuẩn bị đề chào đón vận may”.
3. TÀi sản đầu tư tạo ra lãi kép.
lạ lắm nhỉ?, “lãi kép” thì ai chả biết, nhưng vấn đề ở đây là “hiểu” thế nào là lãi kép và làm cách nào để tạo ra lãi kép thì cực kỳ ít người biết và có thể vận dụng được. Bạn có thể sở hữu riêng cho mình một số tài sản lãi kép sau ví dụ như cổ tức, kinh doanh dòng tiền, gửi tiền tiết kiệm, bảo hiểm… vấn đề ở đây là ai cũng muốn làm giàu, nhưng chẳng mấy ai chịu “làm giàu chậm”. Vì lãi kép sẻ được thể hiện sức mạnh vượt trội khi được cộng hưởng thêm thời gian, mà càng dài thì lại càng “khoái khoái”.
Tôi chẳng cần bạn tin đầu, đừng tin lời tôi nói, hãy tự đi hỏi những người giàu có xung quanh bạn đi bạn sẽ có câu trả lời thích đáng.
4. Quỹ chi tiêu có dự kiến.
Cuộc sống mà vốn dĩ nó là một chuyến hành trình. Ai cũng mong muốn hạnh phúc, vui vẻ, bình an … Để đạt được những điều đó thì bạn không thể thiếu đi món gia vị “trải nghiệm”. Vậy nên bạn có suy nghĩ đây không phải là tài sản vật chất thì rất đúng, còn vơi tôi đây là một “tài sản to lớn về tinh thân”. Chẳng ai muốn cả đời chỉ biết làm và làm, cũng chẳng ai muốn có một cuộc hành trình nhạt nhẽo, và tôi tin bạn cũng không mong muốn mình có một cuộc sống vô vị. quan trọng hơn nữa là người giàu luôn có một “kế hoạch” rõ ràng cho cuốc sống thi vị của họ.
Còn người nghèo thi “thích là nhích, chơi tới bến”, người giàu thì tìm cách tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời của cuộc sống. Trên đây là ý nghĩa của “tài sản lớn nhất” của một người mà tôi mong muốn gửi tới bạn.
Thật ra tôi không thể bê nguyên “một mớ lý thuyết, một rổ ngôn từ bóng bẩy, một kho kinh nghiệm” của người khác để nhồi nhét vào tư duy của bạn. mà đơn giản tôi chỉ có thể chia sẽ những gi tôi đã trãi qua, những gì tôi đã đau đớn nhận được để rồi các bạn sẽ có cho mình những màu sắc và gia vị độc đáo hơn cho cuộc sống thi vị của mình.
Còn về tài sản của người giàu thì bạn hãy đặt “mục tiêu giàu có của mình” và triễn đi đa. Không phải cứ bê nguyên một mô hình thành công của người này về làm thì bạn sẽ thành công, mà bạn cũng phải làm sao cho nó phù hợp với môi trường xung quanh của bạn nữa.
Thành công, giàu có không bao giờ đợi tuổi, mà nó chỉ đợi những ai dám bước tiếp, dám vung tay gạt đi những nỗi sợ, dám kiên trì với mục tiêu, dám học hỏi từ những sai lầm, dám nhìn nhận những rủi ro có thể nhìn thấy, và giám đối diện với sự khen chê xung quanh.
Bạn ơi!, bạn có nhận xét thế nào về bài viết này?, theo bạn tôi cần thay đổi điều gì khi viết những bài tiếp theo?.
Trân trọng!.
Cao Ngọc Hiệp.
#MyPortfolio #VWA #DanhMucCuaToi #TOPI
Các bạn có thể xem bài dự thi tại đây: https://www.facebook.com/groups/CoVanTaichinhVietnam/permalink/3117442408508549/