Không phải lúc nào tiết kiệm cũng đúng, nghe có vẻ ngược đời nhưng thực tế nếu bạn cứ mãi tiết kiệm không đầu tư, không chi tiền để học hỏi thêm tri thức, tiếc tiền không muốn chi tiền để phục vụ cho sức khỏe thì bạn chẳng thể thành đạt và giàu có hơn được!
1. Tài sản đầu tư
Tài sản đầu tư là một hình thức tiết kiệm trong một thời gian gian, việc này có thể diễn ra định kỳ, nhưng cũng có thể tuỳ theo ngày, tháng, quý hoặc năm.
Càng tích lũy thì tiền sẽ ngày càng nhiều lên. Nếu gửi số tiền này vào ngân hàng hoặc một số đơn vị tài chính thì bạn sẽ được chi trả lợi nhuận tương ứng với thời gian gửi mà bạn chọn.
Tài sản đầu tư nên hình thành ngay từ sớm
Như vậy, tài sản đầu tư của bạn sẽ không tăng, không thể chống lại sự mất giá của đồng tiền khi xảy ra lạm phát. Đồng thời, bạn cũng mất đi nhiều cơ hội để tiền có thể đẻ ra tiền khi tham gia vào các hoạt động đầu tư khác.
Nếu có tài sản đầu tư, hãy chỉ để một phần nhỏ gửi tiết kiệm trong ngân hàng để phòng ngừa rủi ro, còn lại bạn nên đầu tư một thứ gì đó, có thể là vàng, ngoại tệ, đầu tư chứng khoán, bất động sản, kinh doanh… Chúng sẽ mang về cho bạn nhiều lợi nhuận tốt hơn gửi tiết kiệm. Khi tiền của bạn tăng lên mỗi ngày thì dù lạm phát có xảy ra thì bạn cũng không phải lo sợ về tiền của mình.
Tại TOPI hiện nay đang có nhiều gói tích luỹ với lợi nhuân hấp dẫn lên tới 10%/năm. Tích luỹ thông minh chỉ từ 50.000đ, bạn hãy hình thành cho mình thói quen tích luỹ ngay từ sớm để có trách nhiệm với tài chính của mình sau này bạn nhé!
2. Tiền đầu tư cho kiến thức
Tiêu tiền đổi lấy kiến thức là cách tiêu tiền “hời” nhất, vì khoản đầu tư này rất dễ đem thêm tiền về cho bạn. Cách tiêu tiền này không hề bị bó buộc bởi không gian và thời gian, trong tương lai lại có hiệu quả bất ngờ, nhất là đối với sự nghiệp của bạn.
Đầu tư cho kiến thức là khoản tiền đầu tư không bao giờ lỗ
Ít ai biết rằng, tỷ phú Warren Buffett dù trở thành người rất giàu có, nhưng 80% thời gian ông vẫn dùng vào việc đọc và học. Ở những năm tháng tuổi trẻ, ông Buffett đã ý thức được rằng, chỉ khi trang bị đầy đủ kiến thức thì mới có thể thấu hiểu thị trường, làm chủ tiền tài của chính bản thân mình.
Do vậy, thay vì chạy theo sự háo thắng của tuổi trẻ, ông ra sức trau dồi kiến thức, với sự dẫn dắt của giáo sư Benjamin Graham, và từng bước từng bước chinh phục thị trường tài chính như ngày nay, ông được mệnh danh là “phù thuỷ” của giới đầu tư, với những quyết định đầu tư táo bạo nhưng đầy hiệu quả.
Đầu tư cho tri thức chúng ta sẽ nhận ra được những giá trị về lâu dài. Số tiền bạn thu về có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như công việc ổn định, tinh thần tâm trí thoải mái, các mối quan hệ tuyệt vời, lượng kiến thức dồi dào, phong phú. Ngài Lê-nin đã nói “học, học nữa, học mãi” cho nên học hỏi là việc cả đời, đầu tư kiến thức là tiền đề cho sự phát triển của mỗi con người, bạn sẽ trở nên giàu phẩm chất, giàu kinh nghiệm, thậm chí giàu tiền bạc.
Xem thêm bài viết hay: Phương pháp đầu tư của Warren Buffett - Bí quyết đầu tư chứng khoán thành công
3. Tiền đầu tư cho sức khỏe
“Có sức khoẻ mới có tất cả, không sức khoẻ là không có gì!” Thật vậy! Đầu tư cho sức khoẻ là khoản đầu tư khôn ngoan nhất, vì sức khỏe là vốn liếng quý giá nhất của mỗi con người. Bạn có thể chinh phục mọi thử thách, vượt qua mọi trở ngại, chạm đến mọi ước mơ nếu bạn sở hữu một cơ thể khoẻ mạnh và dẻo dai. Đầu tư sức khoẻ không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân mà cả gia đình và bạn bè xung quanh bạn nữa.
Hãy đầu tư cho sức khoẻ ngay từ sớm bạn nhé
Hãy yêu thương cơ thể của bạn bằng những bữa ăn an toàn và giàu dinh dưỡng. Ngày nay, rất nhiều người trẻ bận rộn vì công việc, ăn vội vàng những đồ ăn nhanh, thực phẩm không rõ nguồn gốc, thậm chí có người quên ăn quên uống. Vì vậy, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng tăng cao với các con số đáng báo động: tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ là hơn 16% trên toàn thế giới, riêng tại Việt Nam là 7.2%, người mắc ung thư dạ dày đang dần trẻ hoá, tỷ lệ những người dưới 40 tuổi mắc ung thư dạ dày là 20 - 25%… và còn nhiều căn bệnh khác nữa.
Nên từ bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ, luyện tập đều đặn nâng cao thể chất. Nếu bạn lười luyện tập, thì hãy tham gia những khóa học, câu lạc bộ liên quan đến các bộ môn thể thao như yoga, gym, cầu lông, chạy bộ, khi có người luyện tập chung thì bạn sẽ có động lực để thực hiện hơn.
Việc căng thẳng kéo dài cũng khiến sức khỏe của bạn giảm sút, não bộ, tim mạch và hệ cơ không hoạt động tốt dẫn đến tình trạng mất ngủ dài, tăng giảm cân bất thường, sinh ra nhiều bệnh hơn. Căng thẳng có thể đến từ tiền bạc, công việc, trách nhiệm gia đình… nên tự thưởng cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi trong ngày, trong tuần, hoặc ít nhất là trong năm, để có thể hồi phục lại năng lượng cần thiết cho cuộc sống.
Ngoài việc tạo dựng các thói quen tốt sống khỏe, bạn còn cần đề phòng trước những rủi ro về sức khoẻ có thể xảy đến. Hàng tháng, nên trích một phần vào quỹ dự phòng (khoảng 10% tiền lương), hoặc mua bảo hiểm thân thể để giúp bạn an tâm nếu rủi ro xảy ra thì bạn cũng được san sẻ về nỗi lo tài chính.
Tóm lại, tiêu tiền để đầu tư, tiêu tiền cho tri thức và tiêu tiền cho sức khỏe là để tiền bạc phát huy hết được giá trị của nó. Nếu khư khư giữ chúng một chỗ thì chỉ khiến ta càng nghèo khó hơn mà thôi.