Theo Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong báo cáo công bố vào ngày 22/12, GDP Mỹ tăng trưởng 3,2% trong quý 3/2022. Sự thay đổi này đến từ việc điều chỉnh tăng đáng kể về lượng tiêu thụ cá nhân từ 1,7% lên 2,3%. Những con số này cho thấy chi tiêu tiêu dùng vẫn còn rất mạnh, bất chấp con số lạm phát cao và lãi suất cao hơn.
Ngày 23/12, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) thông báo trong tháng 11/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của nước này tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao nhất kể từ tháng 12/1981, chủ yếu do giá thực phẩm và năng lượng nhập khẩu tăng. Như vậy, lạm phát ở Nhật Bản đã tháng thứ 8 liên tiếp tăng cao hơn so với con số mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).
Chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital, ông Michael đánh giá việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam hơn 2% vào năm tới do lượng khách du lịch Trung Quốc trở lại vào nửa cuối năm 2023.
Tuần qua, giá vàng thế giới có nhiều phiên biến động mạnh, tăng giảm liên tục, chốt phiên giao dịch cuối tuần ở mức 1.798 USD/ounce, tăng hơn 0,3% so với cuối tuần trước.Giá vàng trong nước tuần qua tiếp tục ghi nhận các phiên tăng giảm đan xen, chốt phiên giao dịch gần như không thay đổi so với cuối tuần trước. Cụ thể, giá vàng nhẫn tăng 0,19 % so với tuần trước. Giá vàng SJC không đổi giao dịch ở mốc mua vào - bán ra là 66/66,9 triệu VND/lượng.
Thị trường chứng khoán tiếp tục có tuần giao dịch ảm đạm, chỉ số VN-Index liên tục giảm điểm, xuống mức 1,020.34 điểm, giảm 32,14 điểm (tương đương 3,05%). Các quỹ mở cổ phiếu vẫn duy trì hiệu quả hoạt động so với thị trường, mức độ rủi ro của danh mục luôn được duy trì thấp hơn thị trường chung. Trong đó, Chứng chỉ quỹ cổ phiếu BVPF đang có hiệu suất hoạt động tốt nhất (giảm 1,13% - mức thấp nhất so với VN-Index).
Trong tuần vừa qua, các quỹ mở trái phiếu vẫn duy trì mức lợi nhuận ổn định với tỷ suất sinh lời dương. Trong đó, chứng chỉ quỹ trái phiếu VFF đang có mức hiệu suất tốt nhất (7,94%).
Trân trọng!